Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách điều trị sẹo lồi tầng sinh môn hiệu quả

Ngày 30/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đối với các chị em phụ nữ trong lúc sinh đẻ thường sẽ sử dụng phương pháp sinh nở bình thường để giúp cho em bé ra đời khỏe mạnh, chính vì thế mà việc rạch và khâu tầng sinh môn là điều không thể tránh khỏi. Đây là phương pháp giúp em bé ra đời dễ dàng hơn và thường áp dụng cho những phụ nữ mang thai đầu lòng. Tuy nhiên trong quá trình hồi phụ vết thương tầng sinh môn nếu không được vệ sinh kỹ thường dễ bị nhiễm trùng dẫn đến hình thành sẹo lồi tầng sinh môn.

Có thể nói sẹo lồi tầng sinh môn là một trong những ám ảnh của phụ nữ sau khi sinh vì nó làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe sinh lý và gây hoang mang, lo lắng cho chị em. Vậy nguyên nhân gây ra sẹo lồi tầng sinh môn là gì? Làm gì khi bị sẹo lồi tầng sinh môn? Đây là những thắc mắc của rất nhiều chị em khi gặp vấn đề trên. Để giải đáp các thắc mắc trên mời bạn đọc hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Sơ lược về tầng sinh môn

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là bộ phận mô nằm giữa âm đạo và hậu môn, có độ dài khoảng từ 4 – 5cm, nó bao gồm các bộ phận phần mô mềm, các cơ và hệ thống dây chằng bịt lỗ dưới của khung chậu.

Cách điều trị sẹo lồi tầng sinh môn 1 Tầng sinh môn là bộ phận mô nằm giữa âm đạo và hậu môn

Tầng sinh môn có cấu tạo gồm 3 phần chính là tầng nông, tầng giữa và tầng sâu. Trong quá trình chuyển dạ sinh con của phụ nữ thì tầng sinh môn sẽ giãn nở một cách tự nhiên hoặc có thể phải được bác sĩ rạch ra để đảm bảo cho thai nhi chui ra một cách dễ dàng.

Chức năng tầng sinh môn

Tầng sinh là một phần của cơ quan sinh sản, có vai trò nâng đỡ và bảo vệ cơ quan vùng chậu. Là cửa giao hợp để tiếp nhận tinh trùng vào cổ tử cung, hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt vợ chồng.

Ngoài ra, trong quá trình sinh sản, tầng sinh môn sẽ giãn nở để em bé có thể dễ dàng chui ra. Tuy nhiên đối với nhiều phụ nữ mang thai con đầu lòng hoặc người có cơ địa khiến tầng sinh môn co dãn kém thì sẽ dẫn đến rách bộ phận này hoặc phải nhờ bác sĩ rạch để quá trình sinh con diễn ra thuận lợi.

Việc rách tầng sinh môn thường sẽ dẫn đến tổn thương và hình thành nên sẹo lồi tầng sinh môn, làm mất đi tính thẩm mĩ và khiến chị em cảm thấy tự ti ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống tình dục.

Tại sao phụ nữ đẻ con phải rạch tầng sinh môn?

Thông thường có hơn 90% phụ nữ sinh con được bác sĩ chỉ định rạch tầng sinh môn, đặc biệt là mang thai con đầu lòng. Vì trong quá trình chuyển dạ, đầu của em bé sẽ đi qua lỗ âm đạo mới có thể ra ngoài, nhưng nếu đầu em bé to quá không qua được âm đạo, gây áp lực lớn sẽ dễ làm rách tầng sinh môn.

Để giúp cả mẹ và bé đều an toàn thì vào thời điểm đầu em bé vừa ló ra một chút, bác sĩ sẽ dùng kéo cắt một đường chếch tầm 45 độ trên tầng sinh môn để mở rộng đường đi cho em bé dễ chui ra.

Cách điều trị sẹo lồi tầng sinh môn 2 Vị trí rạch tầng sinh môn để em bé chui ra

Ngoài việc giúp em bé dễ chui ra thì còn giúp giảm thiểu các tai biến có thể xảy ra với người mẹ như ngạt khi sinh, sang chấn sản khoa. Việc chủ động rạch tầng sinh môn thay vì để bị rách cũng sẽ làm giảm sự mất thẩm mỹ vùng kín sau này.

Tuy nhiên việc chủ động rạch tầng sinh môn của chỉ phù hợp cho các trường hợp như: Phụ nữ sinh con đầu lòng, tầng sinh môn giãn nở kém, cơ co tử cung không đủ mạnh, bị viêm âm đạo hay phù nề đáy chậu, kích thước đầu em bé to, ngôi thai ngược…

Các nguyên nhân gây ra sẹo lồi ở tầng sinh môn

Sau khi sinh xong, vì một số nguyên nhân mà vị trí vết rạch tầng sinh môn bị viêm nhiễm, khiến phụ nữ bị đau rát và ngứa ngáy, tùy theo cơ địa mỗi người mà hình thành nên sẹo lồi tầng sinh môn. Một số nguyên nhân hình thành sẹo lồi tầng sinh môn như:

Do dị ứng với chỉ khâu phẫu thuật

Bình thường, sau khi sinh xong bác sĩ sẽ chọn loại chỉ khâu có khả năng tự tiêu hủy để giúp các bà mẹ thuận tiện hơn trong việc hồi phục vết thương ở tầng sinh môn.

Cách điều trị sẹo lồi tầng sinh môn 3 Sẹo lồi tầng sinh môn do dị ứng với chỉ phẫu thuật

Chỉ tự tiêu hủy hoạt động theo cơ chế từ sau 2 đến 3 tuần kể từ ngày mổ, nhờ các hoạt chất enzyme hoặc các chất dịch bên trong cơ thể tiết ra sẽ giúp chỉ phẫu thuật từ từ tiêu hủy. Tuy nhiên có một số trường hợp do cơ địa khó thích ứng, phản ứng mạnh với các vật thể lạ nên sinh ra các phản ứng chống lại.

Chính vì thế trong giai đoạn này người mẹ thường bị dị ứng, vùng kín bị ngứa ngáy. sưng tấy, đỏ lên tại vị trí các mũi khâu sau khi sinh từ 3 – 5 ngày. Nếu không kịp thời phát hiện và có hướng khắc phục kịp thời sẽ dễ dẫn đến hiện tượng mưng mủ, hình thành vết thương hở và biến chứng gây nên sẹo lồi tầng sinh môn.

Do không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

Phải biết rằng cơ thể phụ nữ sau khi sinh rất cần bổ sung và nạp lại các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ khiến quá trình hồi phục vết thương trì trệ, quá trình tái tạo mô mỡ sẽ diễn ra khó khăn hơn, khiến vết thương ở tầng sinh môn không phục hồi nhanh chóng.

Ngoài ra việc cung cấp không đầy đủ các dưỡng chất dành cho cơ thể cũng khiến sự lưu thông máu đến tầng sinh môn kém đi và làm cho các chất kháng viêm không sản sinh đủ để chống lại các loại vi khuẩn, nấm ký sinh phát triển. Điều này dẫn đến tầng sinh môn bị viêm nhiễm và dẫn đến hình thành sẹo lồi nếu không kịp thời chữa trị.

Ăn các thực phẩm là nguyên nhân gây ra sẹo lồi

Phụ nữ sau khi sinh thường được bác sĩ chỉ định kiêng ăn một số thực phẩm trước khi được ra về và tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên đôi khi chị em lại quên đi và sau đó ăn nhầm một số thực phẩm mà bác sĩ dặn phải kiêng ăn. Những thực phẩm này có thể là nguyên nhân khiến vết thương tầng sinh môn mãi không hồi phục và gây nên sẹo lồi ở tầng sinh môn.

Các thực phẩm đó có thể là: Rau muống, lòng trắng trứng gà, thị gà, thịt bò, hải sản các loại… Nhóm thực phẩm làm tăng sản sinh collagen khiến vết khâu tầng sinh môn bị viêm nhiễm, lâu lành và làm vết khâu bị lồi ra hình thành nên sẹo lồi tầng sinh môn.

Cách điều trị sẹo lồi tầng sinh môn 4 Các thực phẩm nên kiêng ăn khi bị sẹo lồi tầng sinh môn

Do tác động mạnh trực tiếp lên tầng sinh môn

Việc ngồi sai tư thế, khiến vết thương ở tầng sinh môn bị đè lên gây ra các cơn đau dai dẳng cho các mẹ hoặc các hoạt động đi đứng mạnh cũng vô tình làm bục chỉ khâu ở tầng sinh môn dẫn đến vết thương bị hở ra, bị nhiễm trùng và dễ dàng để lại sẹo lồi.

Bình thường để tránh bị đau, chị em thường chỉ ngồi hoặc nằm im một chỗ, điều này vô tình dẫn đến việc lưu thông máu đến tầng sinh môn bị suy giảm, từ do đó làm tăng khả năng nhiễm khuẩn. Vì thế, sau khi sinh chị em không thể cử động quá mạnh và cũng không thể nằm im một chỗ mà cần phải đi lại nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây sẹo lồi tầng sinh môn mà chị em phụ nữ hay mắc phải, Việc vệ sinh vùng kín nói chung và vết khâu tầng sinh môn nói riêng không đúng khi rửa, đi đại tiện, tiểu tiện cũng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm ký sinh phát triển mạnh mẽ gây tình trạng nhiễm trùng, vết thương hở ra và dẫn đến vết khâu bị lồi ra hình thành sẹo lồi.

Vì vậy, chị em phụ nữ cần lưu ý vào chuẩn bị những phương pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sự phát triển của sẹo lồi hình thành ở tầng sinh môn và lan ra các chỗ khác.

Làm gì khi bị sẹo lồi tầng sinh môn?

Việc hình thành nên sẹo lồi ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và tâm lý của chị em. Vậy có cách nào để chữa trị sẹo lồi tầng sinh môn hiệu quả không?

Theo quy luật tự nhiên, khi cơ thể có vết thương hở thì sẽ thiết lập một có chế “chữa trị”, vì thế việc hình thành sẹo lồi tầng sinh môn là không thể tránh. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người mà các có các phương pháp khác nhau giúp làm giảm, xóa mờ sẹo lồi.

Quá trình thường kéo dài từ 2 – 4 tháng hoặc có thể hơn tùy vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên nên tập trung chữa trị sẹo lồi trong giai đoạn đầu là dễ dàng nhất. Vì lúc này mô sẹo còn mềm chị em vẫn có thể khắc phục tốt.

Massage hỗ trợ làm mờ sẹo

 Đây là phương pháp giúp làm giảm cảm giác khó chịu ngăn chặn vùng da sản sinh collagen quá mức. Khi vết thương bắt đầu kết và bong tróc thì chị em đã có thể bắt đầu tiến hành massage vùng da dưới đáy chậu từ 10 –15 phút mỗi ngày. Massage để làm mờ sẹo sẽ trải qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Nên massage sau khi đã tắm với nước ấm hoặc sau khi đã chườm nóng vùng kín. Vì lúc này các cơ xung quanh đã giãn nở ra, phù hợp cho việc massage để thúc đẩy lưu thông máu. Chị em có thể sử dụng các loại dầu như dầu ô liu, dừa hoặc mật ong, vitamin E để làm dịu da, tránh gây khô và đau rát.

Cách điều trị sẹo lồi tầng sinh môn hiệu quả Dùng Vitamin E hỗ trợ điều trị sẹo lồi tầng sinh môn hiệu quả

Giai đoạn 2: Thực hiện

  • Dùng đầu ngón tay trỏ và giữa massage tại vị trí vết sẹo.
  • Xoa nhẹ theo hình tròn, thuận chiều kinh đồng hồ tù 30 – 60 giây.
  • Đổi hướng tay xoa vuông góc 90 độ dọc theo vết sẹo từ 1 – 2 phút.
  • Sau đó vuốt dọc tự trước ra sau khoảng 15 – 20 lần.
  • Lặp lại động tác từ 4 - 5 lần và duy trì đều đặn mỗi ngày.

Lưu ý, nên rửa tay thật sạch để đảm bảo vệ sinh. Đối với các trường hợp sẹo lồi nặng không thể giảm bớt thì chị em nên nhanh chống đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn phương pháp chữa trị kịp thời.

Những lưu ý để giảm thiểu vết sẹo sau khi may tầng sinh môn

Bên cạnh việc massage để giảm thiểu tình trạng sẹo lồi tầng sinh môn sau khi sinh thì mẹ bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề như:

Vệ sinh tốt vết khâu tầng sinh môn sau khi phẫu thuật

Vệ sinh không kỹ vùng kín cũng như khu vực tầng sinh môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xấu tấn công, chính vì thế nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng các chất tẩy rửa hoặc cọ xát mạnh khiến vùng da vết thương bị hở ra và khó lành.

Nên dùng băng vệ sinh chuyên dùng cho phụ nữ sau sinh và nên thay băng vệ sinh đều đặn 3 tiếng/lần để giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng.

Có chế độ ăn uống hợp lý

Nên chú ý đến chế độ ăn uống thanh đạm, tránh tình trạng bị táo bón. Uống thật nhiều nước và ăn nhiều trái cây, thực phẩm nhiều chất xơ như đu đủ, khoai lang, rau má… bổ sung khoáng chất giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn, tránh bị táo bón khiến đi ngoài đau rát và dẫn đến vết thương bị rách.

Cách điều trị sẹo lồi tầng sinh môn 6 Chế độ ăn uống hợp lý hỗ trợ điều trị sẹo lồi tầng sinh môn hiệu quả

Không đụng chạm vết khâu và tránh vận động mạnh

Nhiều chị em có sau sinh có thói quen chạm tay vào vết khâu tầng sinh môn để kiểm tra miệng vết thương có gì bất thường không. Tuy nhiên điều này là không nên vì sẽ khiến vết thương nhiễm trùng và lâu lành.

Chính vì thế chị em chỉ cần vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và không nên động chạm đến vết thương quá nhiều để ngăn chặn những hậu quả xấu của bệnh.

Tuyệt đối không được vận động mạnh, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sau khi sinh tránh làm bục chỉ phẫu thuật, gây viêm nhiễm vùng kín. Hạn chế leo cầu thang, ngoài xổm, tập thể dục nặng gây áp lực lên vết thương cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.

Chườm nước đá

Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để làm giảm sưng làm dịu cơn đau. Chỉ cần dùng túi chườm đá chườm trong 15 – 20 phút là sẽ khiến cơn đau giảm đi rất nhiều.

Cách điều trị sẹo lồi tầng sinh môn  7 Chườm nước đá là phương pháp làm dịu cơn đau vùng kín

Việc hình thành sẹo lồi tầng sinh môn thực chất không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên nó làm mất tính thẩm mỹ và làm chị em mất tự tin trước mặt bạn đời.

Trên đây là bài viết “Sẹo lồi tầng sinh môn là gì? Làm gì khi bị sẹo lồi tầng sinh môn?” đã giúp chị em giải đáp được những thắc mắc về vấn đề sẹo lồi vùng kín cũng như một số phương pháp phòng tránh việc để lại sẹo lồi tầng sinh môn sau khi sinh. Để có thể điều trị sẹo lồi hiệu quả chị em nên đến phòng khám uy tín để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra được lộ trình điều trị hiệu quả.

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm