Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ốm nghén là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi… Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu và ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Vì thế, cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu cho bà bầu hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng ốm nghén, nhưng ốm nghén luôn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Khi các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, mẹ bầu cần biết cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu qua các gợi ý trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Ốm nghén là một tình trạng thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ với các biểu hiện đặc trưng như nôn, buồn nôn, mệt mỏi, thèm ngủ và nhạy cảm với mùi hoặc vị… Thời điểm này là lúc cơ thể người mẹ có những thay đổi bất thường khi có sự hiện diện của bào thai.
Buổi sáng là thời điểm mà mẹ bầu hay gặp phải tình trạng ốm nghén hoặc có khi xuất hiện bất ngờ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Lý do khiến cho phụ nữ mang thai bị ốm nghén vẫn chưa được lý giải cụ thể. Tuy nhiên, có một số khả năng được nhiều chuyên gia đưa ra, bao gồm: Hệ thần kinh của người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai.
Với những trường hợp thai phụ bị ốm nghén nặng có thể khiến họ giảm 5% trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, thai phụ còn gặp phải các triệu chứng của tình trạng mất nước do nôn ói nhiều. Lúc này, họ cần được bù nước, bù điện giải, hạn chế tình trạng nôn và thậm chí phải nhập viện để điều trị. Một số yếu tố được cho là làm gia tăng hiện tượng ốm nghén ở mẹ bầu như:
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị ốm nghén khiến buồn nôn, nôn cũng có thể do mắc phải một số bệnh lý như:
Khi đó, ngoài các triệu chứng trên, thai phụ cũng có thể gặp phải một số biểu hiện khác như mệt mỏi, đau bụng hoặc xuất hiện bướu ở cổ…
Ốm nghén gây ra nhiều triệu chứng khiến mẹ bầu khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Vậy cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu như thế nào? Đây có lẽ là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm và đang tìm kiếm. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, có nhiều cách giúp mẹ bầu đỡ nghén trong 3 tháng đầu, cụ thể như sau:
Theo đó, trong 3 tháng đầu bị ốm nghén, mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tránh các yếu tố gây nôn, buồn nôn như:
Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại trái cây trong chế độ ăn, đây cũng là cách giảm nghén 3 tháng đầu như:
Thêm vào đó, có thể bổ sung các loại thực phẩm cũng là phương pháp giảm nghén 3 tháng đầu cho thai phụ như:
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số mẹo được lưu truyền trong dân gian để chữa nghén trong 3 tháng đầu như pha một số nguyên liệu để sử dụng, cụ thể:
Đối với các trường hợp thai phụ bị ốm nghén nặng, nôn ói nhiều có thể tham khảo một số thuốc để chống nôn theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ như:
Đây là nhóm vitamin có thể dùng an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng vẫn phải có sự tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ. Ngoài ra, để giảm nhanh các triệu chứng của ốm nghén, bác sĩ có thể sẽ kê thêm một số thuốc cho mẹ bầu như:
Tuy nhiên, các loại thuốc này bắt buộc phải có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, bởi các thuốc giảm triệu chứng nôn cho bà bầu này có thể gây ra một số rủi ro nhất định cho thai nhi.
Ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai với nhiều mức độ nặng/nhẹ khác nhau. Với các biểu hiện thông thường thì thai phụ có thể theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu bị nghén kèm theo các dấu hiệu sau thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời, bao gồm:
Khi gặp phải các triệu chứng nghén nghiêm trọng như trên, thai phụ không thể áp dụng các phương pháp giảm nghén 3 tháng đầu ngay tại nhà mà cần phải nhanh chóng đến các cơ sở ý tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Tóm lại, ốm nghén gây ra nhiều triệu chứng như nôn, buồn nôn, mệt mỏi… làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ và thai nhi, cũng như khiến sinh hoạt của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn. Do đó, những cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu cho mẹ bầu luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Hy vọng qua bài viết trên các thai phụ đã chọn được cho bản thân những phương pháp giảm nghén phù hợp và hiệu quả, đồng thời biết được mình phải điều trị y tế khi nào.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.