Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời điểm ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Việc ăn dặm đúng cách sẽ giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Trong đó, việc ăn dặm bằng bột gạo lứt thường được sử dụng phổ biến hơn cả. Dưới đây là những cách nấu bột gạo lứt cho bé ăn dặm mà bạn có thể áp dụng.
So với gạo trắng thì gạo lứt mang lại giá trị dinh dưỡng hơn hẳn. Do đó, các mẹ nên chọn gạo lứt để nấu bột ăn dặm cho trẻ. Để giúp món ăn dặm trở nên ngon miệng, bạn cần phải nắm vững cách nấu bột gạo lứt cho bé ăn dặm để áp dụng ngay tại nhà.
Theo ý kiến của các chuyên gia, thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm là từ 4 đến 6 tháng bởi các lý do sau:
Như vậy, sau từ 4 đến 6 tháng, tùy thuộc vào khả năng ngồi vững, mức độ tăng cân và sự chủ động của bé mà bố mẹ có thể quyết định thời điểm nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Đối với trường hợp trẻ sinh non thì cần phải cộng bù những tháng non cho bé.
Khi trải qua quá trình xay xát nhiều lần, lớp vỏ cám và mầm gạo sẽ bị mất đi. Nếu tiếp xúc với không khí bên ngoài, những chất này rất dễ bị oxy hóa. Trong khi đó, đây lại là hai thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng. Gạo lứt là một trong số những loại hạt nguyên cám, giữ được mầm gạo nên sẽ mang trọn dinh dưỡng tự nhiên mà không hề chứa chất gây dị ứng cho bé. Do đó, các mẹ nên chọn gạo lứt để nấu bột ăn dặm cho trẻ.
Khi nấu bột gạo lứt cho bé ăn dặm, mẹ cần áp dụng công thức và cách nấu như sau:
Lúc nấu bột gạo lứt, bạn nên đặc biệt chú ý tới tỷ lệ nước và bột sao cho thật phù hợp. Thông thường bạn nên pha ¼ cup bột : 1 đến 2 cúp nước tùy thuộc vào độ tuổi của bé (bột nên pha đặc dần khi trẻ càng nhiều tháng tuổi). Bạn nên khuấy bột liên tục trong lúc nấu để tránh bị cháy hoặc bị vón cục.
Món bột gạo lứt
Với món bột này, bạn cần chuẩn bị ¼ cup bột gạo lứt và 1 cup nước. Bạn đun sôi nước ở trong nồi rồi cho bột gạo lứt và dùng thìa hoặc đũa để khuấy đều lên, để lửa nhỏ trong vòng 10 phút. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm nước ép hoa quả hoặc sữa công thức và cho bé ăn khi bột đang còn ấm.
Bột gạo lứt cùng hoa quả
Với món bột này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm ½ cup chuối xay nhuyễn, ½ cup bột gạo lứt đã được nấu chín, ½ cup bơ xay nhuyễn, 2 thìa táo xay nhuyễn. Bạn trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau và cho bé ăn khi bột đang còn ấm.
Pudding gạo lứt (dành cho trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên)
Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm ½ cup sữa, 1 cup gạo lứt, ½ cup hoa quả khô như chà là khô, mơ khô, nho khô… 1 đến 2 thìa đường nâu, 1 quả chuối chín cắt khoanh nhỏ. Bạn trộn đều các nguyên liệu trên rồi đem đi nấu. Khi sôi thì để lửa nhỏ rồi ninh trong khoảng 30 phút để sữa ngấm các nguyên liệu.
Bữa sáng cùng gạo lứt (dành cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên)
Bạn cho thêm những loại thức ăn khác đã được cắt nhỏ hoặc xay mịn vào trong cháo gạo lứt. Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi các loại thực phẩm khác nhau để tăng cường bổ sung dinh dưỡng và tạo cho bé cảm giác hứng thú khi ăn. Khi thêm rau củ cho bé, bạn cần hấp chín trước rồi xay mịn hoặc cắt nhỏ trước khi thêm cháo hoặc bột gạo lứt.
Trên thực tế, có nhiều trẻ nhỏ trải qua quá trình ăn dặm khá nhẹ nhàng và đơn giản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bố mẹ sẽ rất vất vả nếu gặp phải các tình huống như:
Các cách nấu bột gạo lứt cho bé ăn dặm trên đây được áp dụng khá phổ biến. Hy vọng với những công thức nấu bột này, bé sẽ phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.