Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

3 giai đoạn ăn dặm mà mẹ cần biết

Ngày 21/07/2022
Kích thước chữ

Ăn dặm là giai đoạn chuyển tiếp từ uống sữa sang ăn thô. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý 3 giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm để trẻ phát triển khả năng ăn thô tốt.

Với nhiều cha mẹ, ăn dặm giống như một cuộc chiến không hồi kết, mặc dù cha mẹ đã tìm hiểu các loại phương pháp, nhưng nhiều trẻ khó hoặc không hợp tác trong suốt quá trình ăn. Hoặc thậm chí nếu bé hợp tác, nhưng cha mẹ chỉ duy trì một mức độ thô nhất định trong thời gian dài, khiến bé chán. Thực tế, quá trình ăn dặm của trẻ gồm 3 giai đoạn mà ít cha mẹ biết đến. Do vậy, bài viết này sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu về 3 giai đoạn đó để chuẩn bị ăn dặm tốt hơn cho trẻ.

Giai đoạn 1: Ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen với ăn dặm nên sẽ tương đối khó khăn. Do vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đồng hành cùng con. Dưới đây là những bí quyết giúp việc làm quen với ăn dặm trở nên dễ dàng hơn.

Chọn thời gian ăn dặm: Cha mẹ nên chọn khoảng thời gian cho bé ăn dặm sao cho tránh được nhiều tiếng ồn nhất. Khi trẻ ở trong môi trường có nhiều tiếng ồn, trẻ dễ bị xao lãng vì muốn được khám phá tiếng ồn đó. Do vậy, trẻ không tập trung vào bữa ăn.

Bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn: Trẻ đang quen với việc uống sữa, vì vậy thức ăn xay nhuyễn là món ăn dặm lý tưởng cho trẻ khi mới bắt đầu làm quen với ăn dặm.

Chia nhỏ bữa ăn dặm và bắt đầu bằng lượng ăn rất nhỏ: Do trẻ đang quen với việc uống sữa nên trẻ sẽ cảm thấy không quen với ăn dặm. Do vậy, cha mẹ nên cho trẻ làm quen với từng lượng nhỏ một, một đến hai bữa một ngày trong thời gian đầu. Sau đó tăng dần lên và tăng số bữa ăn dặm lên. Khi đó, sữa sẽ trở thành bữa phụ.

Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn 1 Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn

Giai đoạn 2: Từ 7 - 9 tháng

Đây là giai đoạn trẻ đã bắt đầu làm quen dần với việc ăn dặm nên cha mẹ cần tăng thô và đa dạng món ăn hơn cho trẻ. Dưới đây là những lưu ý đối với việc ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này:

  • Tăng lượng thức ăn và lượng thực phẩm theo nhu cầu của trẻ, đảm bảo cung cấp thực phẩm từ 4 nhóm - chất đạm, tinh bột, chất béo, và protein.
  • Khi cho trẻ ăn loại thực phẩm mới mà khi trẻ 6 tháng tuổi chưa thể ăn, trẻ cần có thời gian làm quen với thực phẩm đó. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn vài lần loại thực phẩm này để đảm bảo rằng trẻ quen với hương vị đó hoặc là trẻ thực sự không thích thực phẩm đó.
  • Giảm lượng sữa ăn giữa bữa cho trẻ: Do lượng thức ăn thô tăng lên, nên nhu cầu của trẻ đối với sữa mẹ/sữa công thức giảm đi, nhưng điều đó không có nghĩa là cắt hẳn. Cha mẹ chỉ cần cân bằng lượng thức ăn thô tăng và lượng sữa giảm để đảm bảo trẻ vẫn được uống sữa mẹ/sữa công thức.
Ở giai đoạn 2, trẻ đã bắt đầu làm quen dần với việc ăn dặm nên cha mẹ cần tăng thô và đa dạng món ăn hơn cho trẻ 2 Ở giai đoạn 2, trẻ đã bắt đầu làm quen dần với việc ăn dặm nên cha mẹ cần tăng thô và đa dạng món ăn hơn cho trẻ

Giai đoạn 3: Từ 9 - 12 tháng

Giai đoạn này trẻ đã quen dần với các bữa ăn thô nên cha mẹ có thể để trẻ tham gia vào bữa ăn gia đình. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ tham gia bữa ăn cùng gia đình nhiều hơn để khuyến khích trẻ khám phá nhiều thực phẩm hơn.
  • Có thể giảm lượng sữa mẹ/sữa công thức.

Dần dần, trẻ sẽ bớt nhu cầu uống sữa, nhưng lượng thức ăn thô tăng lên và trẻ sẽ có thể tham gia các bữa ăn cùng gia đình mà không cần có khẩu phần riêng.

Giai đoạn này trẻ đã quen dần với các bữa ăn thô nên cha mẹ có thể để trẻ tham gia vào bữa ăn gia đình và không cần xay thức ăn 3 Giai đoạn này trẻ đã quen dần với các bữa ăn thô nên cha mẹ không cần xay thức ăn

Bài viết trên đây đã giới thiệu 3 giai đoạn ăn dặm mà mẹ cần biết, từ đó giúp ba mẹ phân tách quá trình để tăng lượng thức ăn cũng như độ thô. Bằng cách tăng độ thô một cách khoa học, các cơ quan tiêu hóa của trẻ sẽ hoàn thiện và phát triển, giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng mỗi trẻ sẽ có khả năng ăn thô khác nhau, do vậy cha mẹ cần quan sát và điều chỉnh quá trình ăn thô phù hợp với trẻ, nhằm đảm bảo việc ăn thô trở nên dễ dàng hơn với trẻ.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Building Healthy Habits

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin