Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày nay, chỉ cần 5 phút để chuẩn bị bột ăn dặm cho trẻ bằng loại bột pha sẵn hoặc bột ăn dặm do mẹ làm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Nhưng chuẩn bị bột ăn dặm tưởng chừng dễ dàng nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách làm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ biết thêm về cách pha bột ăn dặm không bị vón cục đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Giai đoạn ăn dặm là cột mốc quan trọng đầu tiên trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc pha bột khiến nhiều mẹ loay hoay lúc bột bị vón cục, lúc bột quá loãng. Để giải quyết vấn đề này, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách pha bột ăn dặm không bị vón cục nữa nhé!
Khi pha bột ăn dặm cho bé sẽ bị vón cục do một trong những nguyên nhân sau:
Nguyên tắc khi pha bột cho bé là cho bột vào nước, tuy nhiên nhiều mẹ vẫn quen với cách thêm nước vào bột. Nếu nhiệt độ của nước không đủ nóng thì không thể hòa tan hết bột khiến bột vón cục. Nhưng nếu mẹ dùng nước quá nóng để pha bột thì rất có thể khiến tinh bột bị vón cục. Và sử dụng nước quá nóng có thể làm biến chất các chất dinh dưỡng trong bột, không tốt cho bé.
Mỗi loại bột ăn dặm đều có tỷ lệ pha bột và nước khác nhau tùy theo độ tuổi và giai đoạn ăn dặm của bé. Do đó, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng và chú ý pha đúng tỷ lệ bột và nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không nên trộn bột quá nhiều so với tỷ lệ nước đã quy định để tránh bị vón cục.
Bột ăn dặm của trẻ được khuyến cáo bảo quản ở nơi khô ráo và đậy kín nắp sau khi sử dụng để tránh hơi ẩm làm phân hủy bột và tránh tác hại của vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, nhiều mẹ có thể mắc phải những sai lầm nhỏ dẫn đến việc bảo quản bột không đúng cách, chẳng hạn như dùng thìa ướt để múc bột hoặc vô tình làm rơi nước vào bột mà mẹ không biết. Với nguyên nhân này khiến bột sẽ mất độ mịn và trở nên vón cục.
Khi pha bột ăn dặm cho trẻ, mẹ nên chú ý đến độ tuổi và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé. Dưới đây là các bước để pha bột ăn liền đúng cách mà mẹ có thể áp dụng:
Pha đúng lượng bột sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, đồng thời không pha bột quá đặc hoặc quá loãng để bé không cảm thấy nhạt miệng, khó nuốt, khó tiêu hóa hay nhanh đói, cụ thể như sau:
Nhớ rằng khi pha bột ăn dặm cho bé, ngoài những yếu tố trên, mẹ cũng nên khuấy đều tay để đảm bảo bột chín đều và không bị vón cục lại với nhau. Ngoài ra, để bé ăn ngon miệng mẹ không nên quá cứng nhắc khi phải áp dụng công thức một cách máy móc. Mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh độ đặc, loãng của bột tùy theo nhu cầu và sở thích của trẻ. Nhưng phải đảm bảo rằng bé ăn đủ no, không pha quá loãng khiến bé không nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết và không quá đặc có thể gây táo bón, đầy hơi hoặc khó tiêu. Thời gian đầu, khi bé tập ăn dặm, bạn cần pha loãng hơn bình thường một chút rồi tăng dần độ đặc.
Bột ăn dặm để bao lâu thì vẫn đảm bảo dinh dưỡng và không bị chua là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Bột ăn dặm nếu mẹ bảo quản trong tủ lạnh thì hạn sử dụng có thể lên đến 1 tháng tùy vào từng loại bột. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho bé, mẹ nên cho bé ăn sau khi chế biến càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong vòng 48 giờ. Nếu để trong tủ lạnh, bột phải được sử dụng trong vòng 24 giờ.
Để pha bột ăn dặm bột cho bé một cách an toàn và hiệu quả, các bà mẹ nên ghi nhớ những điều sau:
Những chia sẻ về cách pha bột ăn dặm không bị vón cục ở trên được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của hàng ngàn bà mẹ bỉm sữa. Do đó mẹ có thể yên tâm thực hiện theo và chú ý lựa chọn chất lượng bột ăn dặm và bảo quản sản phẩm đúng cách để không bị mất đi chất dinh dưỡng.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.