Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Làn da của bé mới sinh rất mỏng manh đến nỗi có thể thấy những mạch máu li ti dưới da. Do đó với các thao tác thay tã cho bé phải hết sức cẩn thận. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn ba mẹ cách thay tã giấy cho trẻ sơ sinh gọn gàng hơn nhé.
Nắm được cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đơn giản, nhanh chóng giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian và đỡ lúng túng hơn khi chưa có nhiều kinh nghiệm.
Trẻ sơ sinh nên được thay tã sau khi bú hay đi vệ sinh. Vì vậy, hãy kiểm tra tã thường xuyên xem có bị ướt không bằng sờ vào bên trong bỉm. Một số loại tã khi bị tràn thì viền tã thay đổi màu sắc. Bình thường trẻ cần thay tã 4 tiếng/lần bất kể tã có bẩn hay không. Còn những tháng đầu thì thời gian thay tã cho trẻ sơ khoảng 2 - 3 giờ thay một lần.
Thay tã cho trẻ sơ sinh không hề khó chỉ cần nắm rõ quy trình và chuẩn bị tốt và có thể giúp trẻ thay tã gọn gàng, nhanh chóng.
Để việc thay tã nhanh chóng mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi thay tã. Những đồ dùng cần thiết như: 1 - 2 chiếc tã sạch, khăn ướt, nước ấm hoặc bông gòn và khăn sạch. Nếu em bé bị hăm tã, mẹ cần chuẩn bị thêm phấn rôm hay kem chống hăm.
Ngoài ra, mẹ cần chuẩn bị thêm tấm lót để thay tã cho bé. Miếng lót giúp chất bẩn không dây ra ngoài hay tránh trẻ đang thay tã mà tiểu hoặc đi vệ sinh. Mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi thay tã để giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể em bé.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên giường hoặc bề mặt mềm và chắc chắn. Để thay tã cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy dùng tay để gỡ các miếng dán ở hai bên tã cũ. Sau đó mẹ bế bé lên và lau nhẹ mông cho bé bằng giấy ướt hoặc bông thấm nước ấm.
Trước khi thay tã mới, mẹ nên lau khô người cho trẻ bằng khăn bông mềm mại. Đảm bảo cơ thể bé không còn ướt, hạn chế hăm tã, rôm sảy, khó chịu do ngứa,...
Bước tiếp theo là đặt tã mới dưới mông của bé. Gỡ băng dính hai bên và cân chỉnh sao cho tã cân đối, vừa vặn không bị lệch qua một bên. Nếu dán tã quá chặt, da bé khi cọ xát dễ bị tổn thương. Nếu tã quá rộng nước tiểu và phân có thể tràn ra ngoài. Mẹ hãy lưu ý dán miếng tã cho vừa với bụng và mông của bé nhé.
Việc thay tã cho bé cũng có sự khác biệt về giới tính. Nếu là bé trai, khi thay tã, mẹ phải giữ vùng kín của bé hướng xuống dưới hoặc dùng khăn mềm phủ lên để tránh bé tè lên người. Với bé gái thì mẹ chỉ phải cho bé nằm ngửa như bình thường.
Từ mới sinh đến 1 tháng tuổi, trung bình một ngày trẻ bú từ 6 tã trở lên và đi nặng từ 3 - 8 lần, phân thường mềm và không có mùi. Với những đặc điểm trên thì mẹ phải thường xuyên thay tã cho bé. Mỗi ngày thay từ 10 - 12 lần nên khuyên mẹ nên chọn miếng lót sơ sinh với ưu điểm là giá thành rẻ giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng thay cho trẻ.
Cơ thể và hệ tiêu hóa của bé đã thay đổi và cải thiện dần trong tháng thứ 2. Lượng sữa bé nạp vào cơ thể mỗi ngày cũng tăng lên đồng nghĩa với việc bé đi tiểu nhiều hơn trong ngày. Với hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn thì tần suất đi nặng của bé giảm đi khoảng 2 - 3 lần. Lúc này thì các miếng lót cho trẻ sơ sinh không còn phù hợp vì thấm hút kém và dễ tràn. Vì thế mẹ nên chuyển sang dùng tã giấy (tã quần/tã dán) cho bé. Sản phẩm có khả năng thấm hút tốt hơn nên mẹ chỉ cần thay cho bé khoảng 4 - 6 lần một ngày.
Từ tháng thứ 6 trở đi, hầu hết các bé đã bắt đầu ăn thức ăn đặc và uống ít sữa hơn nên số lần đi tiểu cũng giảm. Thời điểm này phân không còn lỏng nữa mà đặc hơn và thường đi ngoài 1 - 2 lần/ngày. Do đó số lần thay tã cho trẻ khoảng 4 lần/ngày.
Nhiều bà mẹ nghe theo lời khuyên của bạn bè mà mua nhiều loại tã giấy khác cho con. Tuy nhiên, làn da của mỗi đứa trẻ đều khác nhau nên có trẻ bị dị ứng với tã này có bé thì không. Cho nên mẹ chỉ nên mua số lượng vừa đủ và hiểu rõ làn da con để chọn loại tã phù hợp.
Trong giai đoạn đầu, mẹ có thể sử dụng miếng lót sơ sinh kết hợp với tã vải hoặc quần đóng bỉm. Ban đêm mặc tã sơ sinh sẽ thấm hút tốt hơn giúp bé ngủ ngon giấc. Khi bé lớn hơn, mẹ bắt đầu cho trẻ sử dụng tã dán để bé thoải mái vận động không lo tràn.
Tã dành cho trẻ sơ sinh phải đáp ứng một số tiêu chuẩn cơ bản như:
Đối với những bậc cha mẹ lần đầu tiên có con nhỏ, việc thay tã sẽ gặp một chút rắc rối. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng việc thay tã cho con kéo dài trong một khoảng thời gian. Như vậy, chỉ cần nắm được các bước cơ bản trong cách thay tã giấy cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ tiết kiệm thời gian và con cũng được thoải mái.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.