Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Độc tố của vi khuẩn C. botulinum là độc tố thần kinh, vì vậy, đặc trưng của bệnh là gây liệt thần kinh cơ. Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của việc ngộ độc chúng ta cần áp dụng ngay những phương pháp giải độc hiệu quả tại nhà.
Khi phát hiện những trường hợp ngộ độc Clostridium botulinum, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên nếu bệnh nhân ngộ độc có thể phát hiện kịp thời thì có thể thực hiện một số biện pháp xử lý khẩn cấp, và có thể áp dụng với những loại ngộ độc thực phẩm khác.
Bào tử của vi khuẩn C. botulinum sẽ chuyển sang dạng ‘nghỉ’ khi gặp điều kiện sống bất lợi và có thể tồn tại ở dạng này trong thời gian khoảng 30 năm hoặc hơn. Chúng sẽ lại phát triển bình thường nếu gặp điều kiện thuận lợi và có khả năng sinh nhiều loại độc tố, nguy hiểm nhất là độc tố thần kinh (neurotoxin), với những nguồn lây nhiễm như:
Thức ăn dễ nhiễm độc tố vi khuẩn thường là ở rau củ, nước sốt, thịt, hải sản đóng gói, đóng hộp bằng những phương pháp thủ công hoặc đóng gói không cẩn thận, trong môi trường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mật ong là "liều thuốc độc" đối với trẻ em dưới 1 tuổi mẹ cần biết.
Ngoài ra trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao nhiễm độc do vi khuẩn này gây ra như ăn phải những nguồn chứa bào tử C. botulinum, đặc biệt là mật ong. Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi thì có thể sử dụng mật ong vì chúng có vị ngọt, tính bình, có nhiều công dụng như: Trị ho khan, táo bón, dùng ngoài trị vết thương không lành, vết bỏng, tay chân nứt nẻ…
Tuy nhiên, phụ huynh không nên sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, không thể tiêu diệt được những bào tử C. botulinum mà lại tạo môi trường thuận lợi cho chúng phát triển, gây ngộ độc thần kinh vô cùng nguy hiểm.
Triệu chứng của nhiễm độc botulinum bắt đầu trong vòng 6 - 36 giờ, nhưng cũng có thể sau 6 - 8 ngày tùy theo lượng độc tố đưa vào cơ thể. Các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân bao gồm mệt mỏi, chán ăn, nói khó, nuốt khó, khô miệng, buồn nôn. Với những triệu chứng nhẹ này thì có thể biến mất trong vài giờ nếu lượng độc tố vào cơ thể ít.
Tuy nhiên bạn nên theo dõi bệnh nhân để phát hiện nhanh những triệu chứng ngộ độc khác như: Nhìn mờ, nhìn đôi, hình ảnh trước mắt không rõ ràng, xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, tình trạng có xu hướng chuyển biến thành viêm dạ dày và ruột.
Chóng mặt, yếu cơ xuống dần ở cả cơ thể do độc tố bắt đầu xâm nhập vào những dây thần kinh sọ ngoại biên, khiến bệnh nhân sẽ bị giảm thị lực và cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi, cơ thể yếu dễ lâm vào hôn mê. Nếu không kịp thời loại bỏ độc tố trong cơ thể thì có thể gây suy hô hấp, rối loạn ngôn ngữ, liệt toàn thân, tắc ruột cơ năng. Cuối cùng là khó thở, rối loạn nhịp thở và tử vong do suy hô hấp (tỷ lệ tử vong ở giai đoạn này từ 30 đến 60%).
Với trẻ em bị nhiễm độc, những biểu hiện ban đầu sẽ bị táo bón hoặc lười ăn trong khoảng hai đến ba ngày, sau đó khó nuốt, yếu cơ và lười vận động gây khó thở. Bệnh có thể gây tử vong với tỉ lệ 25% vì người bệnh bị liệt cơ cục bộ hoặc toàn thân, nên khi phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên thì cần đến gặp các bác sĩ ngay lập tức. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6 giờ thì chúng ta hãy tìm cách nôn ra lượng thức ăn có trong cơ thể.
Các loại thuốc như xi rô ipecac, nước muối hoặc nước mù tạc, nước mùn thớt, uống nước muối có thể uống để gây nôn. Dùng ngón tay kích thích lưỡi gà hoặc dùng lông gà ngoáy họng để kích thích việc nôn ói.
Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng cách gây nôn cho trẻ, cần phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, ban đầu là để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc rất nguy hiểm. Vừa cho trẻ nôn vừa lau sạch thức ăn trẻ nôn, dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
Với trường hợp ngộ độc được phát hiện sau 6 giờ thì lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì bạn cần đưa bệnh nhân đến những cơ sở y tế để được tiến hành những phương pháp xử lý phù hợp.
Trong khi ngộ độc, người bệnh thường bị mất khá nhiều nước do gây nôn và tiêu chảy. Vì vậy cần bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống dung dịch điện giải hoặc những loại nước trái cây bù nước bù khoáng như nước cam, nước dừa hoặc cháo loãng… để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Những dung dịch trên cũng giúp làm loãng nồng độ chất độc trong cơ thể, kích thích đi ngoài. Trong thời gian này bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và ăn uống dinh dưỡng, dễ tiêu để mau hồi phục.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.