Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cảnh giác với những biến chứng bệnh sởi ở trẻ em

Ngày 14/05/2018
Kích thước chữ

Bệnh sởi ở trẻ em cần được điều trị kịp thời và đúng cách, nếu không muốn xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh sởi ở trẻ em cần được điều trị kịp thời và đúng cách, nếu không muốn xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em. Bệnh dễ dàng lây lan từ người này qua người khác và diễn tiến thành dịch chỉ trong một thời gian ngắn. Bệnh tuy không khó chữa, nhưng nếu trị không đúng cách và kịp thời thì rất dễ gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Cảnh giác với những biến chứng bệnh sởi ở trẻ em 1Bệnh sởi ở trẻ em dễ gây biến chứng nguy hiểm.

1. Sơ lược về bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus ra. Virus sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua dịch mũi - họng bắn ra khi tiếp xúc, nói, cười. Một khi trẻ khỏe mạnh hít phải, virus sởi sẽ xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và gây bệnh nếu trẻ không được tiêm phòng trước đó.

Thời kỳ ủ bệnh của sởi là khoảng 11 ngày với những biểu hiện chưa rõ ràng. Sau đó, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rầm rộ, bao gồm: sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 - 40 độ C, sốt liên tục, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Kèm theo những chấm nhỏ với đường kính khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Các dấu hiệu này nhanh chóng biến mất trong vòng 12 - 18 giờ.

Sau khi bị sốt 3 - 4 ngày, các nốt ban sởi bắt đầu xuất hiện, đầu tiên mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban sởi có màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, xu hướng kết dính lại với nhau và xen giữa những khoảng da lành. Thường thì sau 3 - 4 ngày kể từ khi mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì.

2. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời và đúng đắn có thể gây ra nhưng biến chứng bao gồm:

Viêm phế quản

Biểu hiện của biến chứng này là người bệnh bị sốt trở lại, ho nhiều, bạch cầu tăng, chụp X-quang cho thấy hình ảnh viêm phế quản. Bệnh xuất hiện vào cuối giai đoạn mọc ban và đều do bội nhiễm.

Cảnh giác với những biến chứng bệnh sởi ở trẻ em 2Viêm phế quản là một trong những biến chứng của sởi.

Viêm phế quản – phổi

Biến chứng này thường xuất hiện muộn sau mọc ban, do bội nhiễm. Với những triưệu chứng trầm trọng như: sốt cao, khó thở, khám phổi có ran phế quản. Hình ảnh X-quang cho thấy phế quản phế vêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Đồng thời, bạch cầu tăng, neutro tăng. Đây là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Biến chứng thần kinh: Viêm não – màng não – tủy cấp

Đây là biến chứng rất nguy hiểm có thể gây tử vong và để lại di chứng trầm trọng. Thường gặp ở 0.1 – 0.6% trường hợp mắc sởi, phần lớn là ở trẻ nhỏ. Biến chứng này phát đột ngột với các biểu hiện điển hình như sốt cao, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII hoặc gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…

Biến chứng viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa

Biến chứng này thường gặp ở tuổi từ 2 – 20, xuất hiện muộn sau vài năm. Bệnh nhân chết trong tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng mất não.

Viêm niêm mạc miệng

Chữa bệnh sởi cho trẻ em không đúng cách có thể gây loét niêm mạc miệng, gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở có mùi hôi.

Biến chứng do suy giảm miễn dịch

Khi người bệnh gặp biến chứng này thường dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà… bởi lúc này hệ miễn dịch đã bị suy giảm nghiêm trọng.

Cảnh giác với những biến chứng bệnh sởi ở trẻ em 3Sởi có thể gây suy giảm miễn dịch.

Hy vọng thông qua những thông tin sơ lược về bệnh sởi cũng như những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này mang lại, phụ huynh đã có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh này và sẽ có phương pháp phòng bệnh hiểu quả cho con.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin