Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Cắt bỏ ống dẫn trứng là gì? Các phương pháp loại bỏ ống dẫn trứng

Ngày 15/05/2023
Kích thước chữ

Cắt bỏ ống dẫn trứng là thủ thuật ngừa thai vĩnh viễn, thường được chỉ định cho một số trường hợp nhất định. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về quá trình cắt ống dẫn trứng, biến chứng và nguy cơ tiềm ẩn của thủ thuật này.

Cắt bỏ ống dẫn trứng là một thủ thuật phẫu thuật thường được thực hiện trong sản khoa. Đây là một phương pháp phổ biến để ngăn chặn sự thụ thai và giảm thiểu nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, đây cũng là một quyết định quan trọng đối với những phụ nữ đã có con hoặc không muốn có thêm con trong tương lai.

Khái niệm cắt bỏ ống dẫn trứng 

Ống dẫn trứng là con đường dẫn trứng từ buồng trứng đến tử cung. Cắt bỏ ống dẫn trứng là phẫu thuật cắt bỏ một bên ống dẫn trứng (bán phần) hoặc cả hai bên (toàn phần).

Cắt bỏ ống dẫn trứng có thể được thực hiện đơn độc hoặc kết hợp với cắt buồng trứng, cắt tử cung và mổ lấy thai nằm hoàn toàn trong tử cung.

Khi nào cần được chỉ định cắt ống dẫn trứng?

Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng có thể được tiến hành khi phụ nữ có vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh dục. Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân cắt ống dẫn trứng nhằm điều trị một số trường hợp sau:

  • Mang thai ngoài tử cung;
  • Tắc một hoặc cả hai vòi dẫn trứng;
  • Vỡ một hoặc cả hai ống dẫn trứng;
  • Viêm ống dẫn trứng;
  • Ung thư ống dẫn trứng.
Cắt bỏ ống dẫn trứng là gì? Các phương pháp loại bỏ ống dẫn trứng 1
Mang thai ngoài tử cung cần phải cắt bỏ ống dẫn trứng

Trong đó, tỷ lệ mắc ung thư ống dẫn trứng là nhỏ và thường chỉ xảy ra ở phụ nữ có gen đột biến BRCA. Những tổn thương xảy ra ở ống dẫn trứng cũng chỉ xuất hiện ở khoảng 50% có gen BRCA và bị ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu phát hiện rằng một số loại ung thư buồng trứng xảy ra do các tế bào bên trong ống dẫn trứng. Do đó, cắt bỏ vòi dẫn trứng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và cũng là biệt pháp ngừa thai vĩnh viễn.

Các phương pháp cắt bỏ ống dẫn trứng được áp dụng hiện nay

Hiện nay, tại các bệnh viện lớn, cắt bỏ ống dẫn trứng được thực hiện theo 2 phương pháp: Mổ hở và mổ nội soi.

Mổ hở truyền thống

Ngay trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây mê toàn thân cho bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sử dụng dụng cụ y tế để rạch một đường dài vài cm bụng dưới của bệnh nhân. Thông qua vết mổ này, ống dẫn trứng được nhìn thấy và dễ dàng lấy ra khỏi cơ thể. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành khâu vết mổ bằng dụng cụ chuyên dụng

Mổ nội soi

Phương pháp này cũng cần gây mê như mổ hở nhưng ít xâm lấn, đau đớn hay để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Bác sĩ chỉ cần rạch một vết mổ nhỏ ở bụng dưới, luồn thiết bị nội soi vào để loại bỏ ống dẫn trứng. Những vết mổ nội soi chỉ dài khoảng 1cm và được khâu lại ngay khi vòi dẫn trứng được lấy ra.

Cắt bỏ ống dẫn trứng là gì? Các phương pháp loại bỏ ống dẫn trứng 2
Mổ nội soi là giải pháp an toàn khi cắt ống dẫn trứng

Hồi phục sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi, một số dấu hiệu buồn nôn, đau nhức quanh vết mổ có thể xảy ra ngay khi bệnh nhân tỉnh. Sau khi về nhà, nếu xuất hiện một trong các triệu chứng sau:

  • Vết thương đau nhức không thuyên giảm kèm theo buồn nôn;
  • Chảy dịch mủ hoặc vết mổ sưng tấy;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Âm đạo chảy máu nhiều bất thường;
  • Không thể đi tiểu tiện.

Người bệnh thực hiện thủ thuật mổ nội soi thường có xu hướng nhanh lành vết thương hơn mổ thường. Thời gian hồi phục tùy vào thể trạng mỗi người, song nhìn chung, khả năng bình phục hoàn toàn là 2 - 4 tuần với mổ nội soi, 3 - 6 tuần với mổ hở.

Cắt bỏ ống dẫn trứng là gì? Các phương pháp loại bỏ ống dẫn trứng 3
Người bệnh cần ít nhất 2 tuần để hồi phục sau mổ

Các biến chứng tiềm ẩn

Các loại phẫu thuật gần như đều có rủi ro, phần lớn là phản ứng với thuốc gây mê. Phẫu thuật nội soi cắt ống dẫn trứng gây đau đớn và mất nhiều thời gian hơn so với mổ hở. Những rủi ro khác của phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Mổ hở thường có nguy cơ cao nhiễm trùng so với mổ nội soi;
  • Vị trí phẫu thuật có thể xuất huyết bên trong;
  • Thoát vị ổ bụng;
  • Mạch máu hoặc các cơ quan lân cận bị tổn thương.

Một số chị em phụ nữ lo ngại rằng sau khi cắt bỏ ống dẫn trứng không thể mang thai. Tuy nhiên, trường hợp chỉ loại bỏ một bên ống dẫn trứng, phụ nữ vẫn có thể thụ tinh. Trường hợp cắt bỏ cả hai bên ống dẫn trứng thì phụ nữ không thể mang thai tự nhiên, nếu vẫn còn tử cung, có thể mang thai theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Do đó, trước khi thực hiện thủ thuật này, bạn cần bày tỏ rõ với bác sĩ dự định, mong muốn của mình trong tương lai để tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

Cắt bỏ ống dẫn trứng là gì? Các phương pháp loại bỏ ống dẫn trứng 4
Phụ nữ vẫn có khả năng mang thai theo phương pháp thụ tinh

Mặc dù phải mất một thời gian hồi phục lâu hơn, tuy nhiên phẫu thuật nội soi cắt ống dẫn trứng vẫn được cho là biện pháp tránh thai an toàn so với thắt ống dẫn trứng. Tóm lại, phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng là một lựa chọn đáng để cân nhắc cho nữ giới mong muốn triệt sản hoặc có các bệnh liên quan đến đường sinh dục.

Cắt bỏ ống dẫn trứng là một phương pháp ngừa thai hiệu quả, nhưng nó cũng có những tác dụng phụ và cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Quyết định sử dụng phương pháp này hay không là do từng người lựa chọn, tuy nhiên, cần phải cân nhắc và hiểu rõ về các rủi ro và lợi ích của nó. Hãy chia sẻ thông tin này tới người thân, bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!

Thùy Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin