Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bạn cần biết gì về thụ tinh ống nghiệm?

Ngày 26/11/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thụ tinh ống nghiệm không còn xa lạ với các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đang mong muốn có con. Những chia sẻ dưới sẽ đây giúp bạn hiểu hơn về phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến này.

Cùng tìm hiểu thụ tinh ông nghiệm là gì và các bước thực hiện phương pháp này.

Thụ tinh trong ống nghiệm bản chất là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là kỹ thuật y khoa phức tạp được dùng để trị liệu các trường hợp vô sinh, hiếm muộn hoặc các vấn đề di truyền liên quan đến giới tính.

Đây được coi là biện pháp cứu cánh cuối cùng dành cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn sau khi các phương pháp khác như dùng thuốc khi thụ tinh nhân tạo không còn khả quan.

Bạn cần biết gì về thụ tinh ống nghiệm 1Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp cần thiết cho các đôi vợ chồng hiếm muộn.

Ai có thể tiến hành phương pháp này ?

Không phải tất cả tình huống hiếm muộn nào cũng có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này chỉ khả thi đối với ai có nguyên do dẫn đến vô sinh không làm mất đi hoàn toàn khả năng thụ tinh của trứng và tinh trùng.

Những lý do đó có thể bao gồm:

  • Ống dẫn trứng bị tổn thương hay bị tắc nghẽn: Tình trạng tắc ống dẫn trứng hoặc vòi trứng bị tổn thương có thể dẫn đến trứng khó thụ tinh hoặc phôi thai không thể chuyển về tử cung và làm tổ ở đó.
  • Rối loạn phóng noãn (rối loạn rụng trứng): Việc rụng trứng xảy ra không đều khiến quá trình thụ thai khó có thể thực hiện.
  • Suy chức năng buồng trứng sớm: Là tình trạng mất đi chức năng buồng trứng xảy đến trước tuổi 40. Suy buồng trứng sớm khiến buồng trứng không tạo ra được lượng estrogen cần thiết hoặc trứng không rụng thường xuyên.
  • Lạc nội mạc tử cung: Hiện tượng này xảy ra khi nội mạc tử cung nằm bên ngoài tử cung, gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng và khả năng thụ thai.
  • U xơ tử cung: Xơ là những khối u lành tính trong thành tử cung và thường thấy ở phụ nữ ở tuổi từ 30 – 40, khiến việc thụ thai tự nhiên trở nên khó khăn. Những phụ nữ bị u xơ tử cung có thể mang thai bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Đã thắt ống dẫn trứng: Nếu bạn đã trải qua thủ thuật triệt sản này, song lại muốn mang thai và sinh con thì IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản tối ưu cho bạn.
  • Lượng tinh trùng thấp hoặc yếu: Nồng độ tinh trùng của chồng bạn dưới mức trung bình, tinh trùng di chuyển yếu hoặc có khác thường về kích thước và hình dạng… sẽ khó có thể thụ tinh cho trứng. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định vợ chồng bạn thực hiện thụ tinh nhân tạo hoặc IVF.
  • Vô sinh không rõ nguyên do: Vợ hoặc chồng hoặc cả hai đang gặp vấn đề về vô sinh nhưng các bác sĩ không xác định được nguyên do.

Các bước tiến hành 

Bước 1: Kích thích trứng (kích trứng)

Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định như sau:

  • Thực hiện tiêm hormone kích thích trứng phát triển: Bạn sẽ được bác sĩ tiêm một loại thuốc có chứa hormone kích thích nang trứng phát triển trong thời gian từ 10 - 12 ngày. Những loại thuốc này sẽ kích thích nhiều trứng phát triển cùng lúc. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm và xét nghiệm máu nhằm theo dõi sự tiến triển của nang noãn.
  • Sử dụng thuốc ngăn rụng trứng sớm: Để ngăn chặn tình trạng trứng có thể rụng sớm gây bất lợi cho việc thụ tinh, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc để ngăn ngừa tình trạng này.
  • Bổ sung progesterone: Vào ngày lấy trứng hoặc khi tiến hành chuyển phôi, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng các chất bổ sung progesterone nhằm làm cho lớp niêm mạc tử cung trở nên dày lên, giúp phôi thai dễ dàng bám dính hơn.
Bạn cần biết gì về thụ tinh ống nghiệm 2Kích thích buồng trứng là bước đầu tiên để thụ tinh ống nghiệm.

Bước 2: Chọc để hút trứng và lấy tinh trùng

Việc chọc hút trứng được thực hiện như sau:

  • Thủ thuật này được tiến hành sau khi mũi tiêm thuốc cuối cùng khoảng từ 34 - 36 giờ, trước khi trứng rụng. Khi chọc hút trứng, bạn sẽ được gây mê nên không gây đau đớn.
  • Trứng sau đó sẽ được lấy ra bằng một cây kim nối với một thiết bị hút. Nhiều trứng có thể được loại bỏ trong khoảng 20 phút.
  • Trứng được đặt trong chất lỏng dinh dưỡng (môi trường nuôi cấy) và ủ. Trứng khỏe mạnh và trưởng thành sẽ được trộn với tinh trùng để quá trình thụ tinh tạo phôi có thể diễn ra. Tuy vậy, thực tế là không phải tất cả trứng có thể được thụ tinh thành công.

Bước 3: Tạo phôi

Tạo phôi có thể được tiến hành bằng một trong hai phương pháp sau:

  • Thụ tinh: Trong quá trình thụ tinh, tinh trùng khỏe mạnh và trứng trưởng thành được trộn lẫn và ủ qua đêm.
  • Tiêm tinh trùng Intracytoplasmic (ICSI ): Từng tinh trùng khỏe mạnh sẽ được tiêm vào mỗi trứng trưởng thành. ICSI thường được thực hiện khi chất lượng tinh trùng kém, số lượng quá ít hoặc vợ chồng bạn từng thất bại khi thực hiện việc này trước đó.

Bước 4: Tiến hành chọn phôi để cấy ghép và trữ đông

Sau 2 - 5 kể từ lúc phôi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, bạn sẽ được bác sĩ cho biết về số lượng, chất lượng phôi được tạo nên. Từ đó, bác sĩ sẽ bàn bạc cùng vợ chồng bạn để đưa ra quyết định số phôi chuyển vào tử cung và số phôi dư ra trữ đông để cấy ghép sau.

Bước 5: Chuyển phôi

Việc chuyển phôi được thực hiện sau 2 - 6 ngày lấy trứng.

  • Nếu kiểm tra và xem xét thấy niêm mạc tử cung của bạn tạo điều kiện cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai, việc chuyển phôi sẽ được tiến hành.
  • Sau đó, một ống tiêm chứa một hoặc nhiều phôi cùng một lượng nhỏ chất lỏng được gắn vào đầu ống thông dài, mỏng, linh hoạt sẽ được đưa vào tâm đạo, qua cổ tử cung và vào tử cung.
  • Sau khi hoàn tất quá trình trên, bạn sẽ phải nghỉ ngơi khoảng từ 2 - 4 giờ tại bệnh viện.
  • Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, bạn được chỉ định tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết và nghỉ ngơi, sinh hoạt nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bước 6: Tiến hành thử thai

Khoảng 2 tuần sau khi tiến hành chuyển phôi, bác sĩ sẽ thực hiện quá trình thử thai trong máu hoặc nước tiểu của bạn để phát hiện tình trạng mang thai hiện tại. 

Nếu bạn đã mang thai, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ sản khoa để được chăm sóc trước sinh sản.

Nếu bạn không có thai, bạn sẽ ngừng sử dụng progesterone và có khả năng bạn sẽ có kinh nguyệt trong vòng một tuần tới. Nếu bạn không có kinh hoặc bị chảy máu khác thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị. Họ có thể cho bạn tiến hành chuyển phôi ở chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Bạn cần biết gì về thụ tinh ống nghiệm 3Bác sĩ sẽ tiến hành thử thai để xem liệu bạn đã có thai hay chưa.

Mặc dù mang lại lợi ích cho những cặp vợ chồng hiếm muộn nhưng thụ tinh ống nghiệm tiềm tàng những tác dụng phụ không mong muốn. Những biểu hiện được ghi nhận là đau bụng nhẹ, chướng bụng, rỉ dịch âm đạo có lấm tấm máu. Nếu bạn bị xuất huyết âm đạo, đau vùng chậu, tiểu máu hoặc sốt cao, hãy đến thăm khám bác sĩ ngay.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm