Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ

Người cao tuổi vận động suy yếu, người sống thực vật phải thường xuyên nằm nguyên một chỗ và có nguy cơ rất cao bị loét tỳ đè nếu không được chăm sóc cẩn thận. Điều trị hiện tượng loét tỳ đè ở người nằm một chỗ không hề dễ dàng bởi phần lớn các nguyên nhân bệnh đều có liên quan đến một số cơ quan trong cơ thể.

Loét tỳ đè khiến vùng da bị đỏ, sưng huyết, có thể phồng rộp, thậm chí bị hoại tử. Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu các cách chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ hiệu quả.

Loét tỳ đè là gì?

Loét tỳ đè là tình trạng da và mô dưới da bị biến đổi, không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng do tỳ đè lên những chồi xương. Nếu không cẩn thận, những lực này sẽ làm loét da. Vùng da ở chỗ bị tỳ đè sẽ sung huyết, đỏ lên và khiến người bệnh cảm thấy đau (riêng những người lú lẫn, bị tai biến mạch máu não, tiểu đường thì sẽ ít đau hơn vì không cảm nhận được).

Ngoài các đối tượng phải thường xuyên nằm một chỗ như người già bị hạn chế vận động, người bị liệt, người sống thực vật, ngồi xe lăn… thì những bệnh nhân bị tiểu đường, bị tai biến mạch máu, đại tiện mất tự chủ, suy thận, hút thuốc, rối loạn chuyển hóa… cũng có nguy cơ cao bị loét tỳ đè.

Chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ 1

Người thường xuyên nằm một chỗ, ngồi xe lăn dễ bị loét tỳ đè

Cơ chế gây loét tỳ đè

Loét tỳ đè hình thành do bị áp lực lớn đè ép lên da trong thời gian dài làm lượng máu lưu thông đến vùng da đó bị ép giảm đi. Lâu ngày, lượng máu giảm, không đem đủ chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào và mô ở đây sẽ khiến chúng chết dần và gây lở loét. Chính vì thế, 90% loét do tỳ đè xuất hiện ở các chồi xương của cơ thể như bả vai, khuỷu tay, cổ tay, hai bên khung chậu, ụ ngồi, đầu gối, gót chân, mắt cá chân…

Loét tỳ đè còn có thể xuất hiện bởi các lực trượt giữa các bề mặt cận kề, tạo sức ép lên các mao mạch, chẳng hạn như khi nâng phần trên của bệnh nhân nằm một chỗ thì áp lực trượt sẽ tác động lên phần cụt của cơ thể. Ngoài ra, khi bệnh nhân nằm một chỗ ma sát với giường hoặc tiểu tiện không kiểm soát cũng có thể dẫn đến tình trạng loét do tỳ đè.

Các triệu chứng của loét do tỳ đè

Tình trạng bị loét do tỳ đè có thể chia làm 4 giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần như sau:

  • Giai đoạn 1: Lớp bì và thượng bì bị tổn thương nhưng khu vực da bị tỳ đè vẫn còn nguyên vẹn. Da chưa bị loét mà chỉ nổi những vết rộp hồng đỏ không ép trắng được và gây đau. Giai đoạn này được xem là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng loét về sau.
  • Giai đoạn 2: Lớp bì, thượng bì và lớp dưới da bị tổn thương. Da xuất hiện các loét nông với đáy vết loét màu hồng, không kết vảy có dạng như một vết trầy và có thể nổi bóng nước phồng rộp. 
  • Giai đoạn 3: Lớp thượng bì, lớp bì, lớp mỡ và lớp dưới da bị tổn thương, mô ở toàn bộ lớp da bị hoại tử. Có thể quan sát thấy mô mỡ dưới da nhưng không thấy xương, có thể bao gồm đường hầm và lỗ dò.
  •  Giai đoạn 4: Tổn thương lan đến gân và cơ. Toàn bộ mô da và dưới da bị hoại tử, làm lộ gân và cơ. Có thể xuất hiện các lớp vảy hoại tử màu vàng đục và các đường hầm, lỗ rò. 

Chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ 2

Các triệu chứng theo 4 cấp độ của loét do tỳ đè

Cách phòng tình trạng loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ

Để hạn chế nguy cơ loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm một chỗ, người chăm sóc nên lưu ý những điều sau:

  • Tránh bị tỳ đè: Dùng đệm giảm áp lực, đệm hơi hoặc chêm vùng tỳ đè bằng vòng cao su, cách 2 giờ thì xoay trở người cho bệnh nhân, giữ phòng thông thoáng, sạch sẽ.
  • Giữ vệ sinh da: Thay grap giường, thay quần áo, lau người khô ráo, vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày cho bệnh nhân. Cắt móng tay để tránh gây trầy xước da khi người bệnh cào gãi. Theo dõi việc tiểu tiện ở bệnh nhân đi tiểu không tự chủ để tránh làm nhiễm trùng, khiến vết loét lan rộng thêm. 
  • Kích thích tuần hoàn: Xoa bóp vùng da bị đè cấn, tập cho người bệnh vận động thụ động, thường xuyên xoay trở để tăng cường lưu thông máu.

Chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ 3

Cách phòng tình trạng loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ

Chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ

Với loét tỳ đè ở giai đoạn 1, bạn nên chăm sóc nó như các vết trầy, áp dụng các biện pháp phòng ngừa kể trên để vết loét không nặng và lan rộng thêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Gel Hyalo4 Skin thoa ngoài da vùng bị ửng đỏ để bảo vệ và hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.

Với những vết loét ở giai đoạn 2, 3, 4 hãy chăm sóc nó như một vết thương bằng cách thay băng vết thương, cắt lọc mô hoại tử… Lưu ý, việc chăm sóc vết loét tỳ phải có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý điều trị để tránh làm bệnh nặng hơn.

Chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ 4

Chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm một chỗ bằng Gel Hyalo4 SKin

Loét tỳ đè là tình trạng thường xảy ra ở người nằm một chỗ, gây đau, lở loét hay thậm chí hoại tử. Bạn có thể áp dụng các biện pháp ở trên để chăm sóc cho bệnh nhân một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, bệnh nhân bị loét tỳ đè cũng nên hạn chế uống rượu, hút thuốc hay thức khuya để tránh làm tình trạng lở loét tiến triển nghiêm trọng.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin