Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị loét tì đè như thế nào?

Ngày 28/07/2022
Kích thước chữ

Loét do tì đè rất dễ xuất hiện nếu bạn không biết cách chăm sóc người bệnh đúng cách. Trên thực tế, quá trình điều trị loét tì đè không phải việc dễ dàng vì hầu hết các nguyên nhân gây ra bệnh đều do ảnh hưởng từ một số cơ quan trong cơ thể.

Bệnh thường gặp chủ yếu ở người nằm lâu bởi tai biến, tai nạn, sau các cuộc phẫu thuật lớn, ngoài ra còn do việc lười vận động, xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể của người bệnh.

Tìm hiểu về loét tì đè

Loét tì đè là gì?

Loét tì đè được xác định là do các biến đổi ở da và mô dưới da do tì đè lên các lồi xương gây ra. Loét thường nằm ở những bệnh nhân nặng phải nằm lâu, đặc biệt là không thể trở mình, không thay đổi tư thế, không được người thân xoa bóp thường xuyên các vùng bị tì đè. Vì thế, khi sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, cơ trong đó có các mao mạch máu khó lưu thông, hoặc không đến được, làm vùng da đó bị thiếu dinh dưỡng, trong khi đó máu ở tĩnh mạch ứ đọng lại gây sung huyết, bung ra gây loét.

Loét tì đè ở người cao tuổi có tỷ lệ cao nhất, vì nằm viện lâu ngày, đối với các bệnh nhân bị tổn thương cột sống, bệnh lý tim mạch đều có nguy cơ loét tì đè cao. Các yếu tố góp phần hình thành nên loét tì đè bao gồm: Thiếu hụt dinh dưỡng, trọng lượng tăng hoặc giảm, thiếu máu, mất thể tích, suy thận, tiểu đường, phẫu thuật lớn, các rối loạn chuyển hóa và nằm liệt giường. Tóm lại bản thân da của người ở độ tuổi cao sẽ bị giảm độ dày và tính đàn hồi thấp, nên việc tăng nguy cơ tổn thương tỳ đè là lớn hơn.

Điều trị loét tì đè như thế nào? 1 Thiếu máu sẽ làm tình trạng loét tì đè nghiêm trọng hơn

Một số vị trí dễ bị loét tì đè

Loét tì đè ở người cao tuổi thường ở những vị trí xương lồi lên mà không có cơ bao bọc hoặc có nhưng rất ít khi nằm ngửa, các vùng da sẽ gặp như: Da xương chẩm (nằm phía sau gáy), vùng xương cùng (nằm giữa hai mông), vùng da xương bả vai, gót chân, khuỷu tay. Nếu bệnh nhân nằm nghiêng, thường sẽ bị loét da bên ngoài lồng ngực, phía trong và ngoài đầu gối, vùng da ở mắt cá chân. Đối với trường hợp người bị suy hô hấp phải ngồi hoặc nằm nửa ngồi thò vùng loét sẽ nằm ở vùng da ở ụ ngồi xương chậu.

Các quy trình điều trị loét tì đè

Bước đầu tiên trong điều trị loét tì đè là đánh giá mức độ loét do của người bệnh, bao gồm cả tình trạng dinh dưỡng.

Làm sạch vết thương và cắt bỏ mô hoại tử

Mục đích chính của việc điều trị này là nhằm tạo ra một môi trường thúc đẩy mô hạt lành lặn. Vết thương sẽ được rửa sạch mà không gây khó chịu bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, rửa vết thương bằng nước xoáy. Không nên dùng các chất sát khuẩn độc tế bào như peroxit hydro và povidon-iod.

Mô hoại tử sẽ ngăn ngừa sự làm lành vết thương và tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn. Phương pháp tối ưu để cắt bỏ các mô hoại tử ở loét tì đè là phẫu tích gọn mô hoại tử. Phương pháp này loại bỏ mô hoại tử bằng enzyme sử dụng các yếu tố như fibrinolysin, dextranomer, collagenase chỉ nên sử dụng trong các khoảng thời gian giữa các lần cắt bỏ mô hoại tử bằng phẫu thuật để giúp tiêu đi các lớp hoại tử mỏng mà khó có thể tiếp cận được khi cắt.

Băng bó

Sau khi vết thương sạch, nếu có mô hạt có thể nhìn thấy được, việc sử dụng băng gạc sẽ thúc đẩy sự làm lành của vết thương. Nguyên tắc sẽ là duy trì độ ẩm cho vết loét và làm khô vùng da xung quanh. Băng gạc nên sử dụng bao gồm gạc có tẩm dung dịch nước muối sinh lý và băng bít.

Lý do sử dụng băng gạc là vì nó sẽ được thay vài lần trong một ngày, tránh việc xâm nhập của vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ngoài ra nó còn thuận tiện cho việc kiểm soát vết loét ở bệnh nhân ngoại trú.

Điều trị loét tì đè như thế nào? 2 Băng bó vết loét tì đè nhằm tránh nhiễm trùng

Xử lý các biến chứng sau điều trị loét tì đè

Các biến chứng hay gặp là nhiễm trùng và vết thương không lành. Với các vết thương sạch không thể lành được, phải đánh giá lại tình trạng toàn bộ của người bệnh và điều trị trong 2 tuần bằng một loại kháng sinh phổ rộng tại chỗ. Ở những bệnh nhân cần phẫu thuật, ngoài ra phải xem xét việc phẫu thuật để điều trị vết thương không lành. Nếu gặp các biến chứng nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng mô mềm, hoặc viêm xương sẽ nên dùng các thuốc kháng sinh toàn thân.

Phòng bệnh loét tì đè như thế nào?

Khi mắc bệnh và phải điều trị loét tì đè thì tỷ lệ tử vong rất lớn, đồng thời sẽ gây ra gánh nặng về mặt kinh tế do phải trị bệnh này. Vậy nên phòng ngừa là rất cần thiết để tránh các hậu quả trên.

Những người bệnh có nguy cơ mắc loét tì đè phải được đánh giá thường xuyên và đặt trong môi trường thúc đẩy sự phát triển của các mô mềm. Sự phát triển này đạt được nhờ vào việc thực hiện các kỹ thuật tư thế thích hợp và các bề mặt hỗ trợ cho bệnh nhân. Thường xuyên khám da người bệnh nhằm phát hiện sớm các khu vực đỏ là biểu hiện biến đổi áp lực sớm. Khi thực hiện thay đổi tư thế phải nâng người bệnh mà không được kéo lê lên giường hoặc xe đẩy nhằm tránh việc tạo ra ma sát gây tổn thương lớp biểu bì. Tránh nâng thân trên bệnh nhân lên cao hơn 30 độ để hạn chế các lực trượt.

Các dụng cụ như đệm bọt, đệm gel, đệm ghế và đệm da cừu có tác dụng phòng ngừa loét tì đè ở các vị trí phẫu thuật đặc biệt.

Điều trị loét tì đè như thế nào? 3 Đệm gel có tác dụng phòng ngừa loét tì đè

Ngoài việc sử dụng các dụng cụ giảm bệnh, người thân cũng nên xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người đang điều trị loét tì đè để tránh để bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng. Nên xoa bóp, thay đổi tư thế cho người bệnh để tránh tình trạng bất động khiến loét tì đè phát triển.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin