Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ, với mỗi loại sẽ có những biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Ngoài ra mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ những biểu hiện của đau mắt đỏ để tránh một số bệnh cũng có biểu hiện đỏ mắt như viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn.
Tìm hiểu những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở bé để kịp thời đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán bệnh đúng và điều trị kịp thời.
Virus gây bệnh đau mắt đỏ là chủng virus adenovirus, 1 một chủng virus lành tính nên có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà, với kèm theo sử dụng những kháng sinh phòng bội nhiễm.
Trẻ bị đau mắt đỏ do virus có thể chia làm thành 2 dạng:
Viêm kết mạc có hạt cấp tính: biểu hiện đặc trưng là trong mắt có hạt gây cộm mắt, ban đầu bị 1 mắt và sau đó lây sang mắt còn lại nên thời gian bệnh lâu hơn, gần 1 tháng mới có thể khỏi hoàn toàn. Mẹ có thể chăm sóc bằng cách chườm nước ấm và rửa mắt hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch được chỉ định.
Viêm kết mạc họng hạch: bệnh không chỉ gây đau mắt mà còn xuất hiện những hội chứng như nổi hạch ở cổ, sốt, viêm họng và đau đầu. Với những bệnh thể nhẹ có thể chữa khỏi sau 2 tuần theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra một dạng khác của đau mắt đỏ do virus là viêm kết mạc xuất huyết, thường ở dạng nặng khiến trẻ bị xuất huyết kết mạc, loét giác mạc và có thể ảnh hưởng đến thị lực cả đời.
Trẻ có thể bị viêm kết mạc do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn như: liên cầu, tụ cầu, phế cầu (Staphylococcus, Haemophilus Influenzae, ..). Bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng liên tục, nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh do vi khuẩn có thể lây lan từ người sang người qua những con đường sau:
Đối với mỗi trẻ sẽ dị ứng với một số thứ nhất định, vì vậy mẹ cần phải tìm ra được nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng mới trị khỏi dứt điểm được chứng bệnh này.
Một số vật có thể gây dị ứng với mắt trẻ như bụi không khí, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc lá, vi khuẩn có trong khăn mặt, gối…hoặc trẻ sống lâu trong môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây đau mắt đỏ và những bệnh ngoài da khác.
Đau mắt đỏ do dị ứng không lây nhưng mẹ cũng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước mắt và dịch tiết từ cơ thể trẻ.
Bệnh đau mắt đỏ có thời gian ủ bệnh khoảng 5 ngày và có thể lây lan trong vòng 2 tuần mắc bệnh. Những triệu chứng của bệnh cũng tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh:
Trẻ hay chảy nước mắt nhiều, ngứa mắt xuất hiện ở cả hai mắt.
Ngoài viêm mắt thì trẻ còn xuất hiện những triệu chứng về viêm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, ho, hắt hơi nhiều.
Nếu mẹ không tìm được nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ thì bệnh đau mắt đỏ sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần, gây nhiều khó khăn cho trẻ.
Ban đầu xuất hiện ở 1 mắt với cảm giác cộm và ngứa ngáy viền mắt. Mỗi lần nhắm mắt sẽ cảm giác trong mắt có dị vật khiến trẻ muốn dụi mắt để lấy ra.
Mắt đỏ ngầu với những mạch máu li ti dễ nhận thấy.
Mí mắt bị sưng đỏ, lâu dần sẽ bị phù và xuất hiệu giả mạc ở mắt gây cản trở tầm nhìn.
Trẻ sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt và ngứa rát khó chịu.
Kèm theo những triệu chứng viêm long đường hô hấp như ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch ở sau tai hoặc ở cổ. Bệnh sau đó lây lan qua mắt còn lại và bệnh đau mắt đỏ có thể khỏi hẳn sau 2 tuần.
Phần lòng trắng đỏ dần và lây lan cho toàn bộ mắt, mi mắt cảm thấy nặng trĩu và sưng phù.
Ngứa mắt, nước mắt chảy ra có thể màu hồng do những mạch máu trong mắt bị vỡ.
Xuất hiện ghèn mắt (có màu xanh hoặc màu vàng), dính chặt vào hai mí mắt mỗi buổi sáng trẻ thức dậy.
Những biểu hiện cấp tính nguy hiểm như mắt bị phù, ghèn mắt có mủ chảy ra thường xuyên chứa nước nước mắt, vi khuẩn và bạch cầu làm giảm thị lực của mắt. Nếu xuất hiện những triệu chứng của đau mắt đỏ cấp tính mà mẹ không đưa bé đi chữa trị kịp thời có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không hồi phục.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.