Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chảy máu sưng viêm sau khi nặn mụn phải làm sao?

Ngày 26/06/2022
Kích thước chữ

Nặn mụn có lẽ là thói quen của nhiều bạn trẻ nhằm loại bỏ các nốt mụn xấu xí trên da, giúp lấy lại sự tự tin cho vẻ bề ngoài của mình. Tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng có thể nặn được và nếu nặn không đúng cách, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng chảy máu, sưng viêm. 

Những nốt mụn bị nặn sai cách sẽ tạo nên các vết thương hở khiến cho các tác nhân gây hại bên ngoài xâm nhập và ảnh hưởng đến da. Nếu chẳng may bị chảy máu, sưng viêm sau khi nặn mụn xong, hãy áp dụng các phương pháp dưới đây để bảo vệ làn da của mình bạn nhé!

Nguyên nhân nặn mụn bị chảy máu, sưng viêm

Nặn mụn tưởng chừng như việc đơn giản nhưng không ít người gặp phải trường hợp bị chảy máu, da sưng đỏ, viêm nhiễm sau khi nặn. Dưới đây là một số lý do thường gặp của hiện tượng này:

Nhân mụn chưa chín muồi

Trước khi nặn mụn, chúng ta cần xác định mụn đang ở giai đoạn nào, liệu thời điểm này đã thích hợp để nặn lấy nhân hay chưa. Với những loại mụn có nhân chín muồi, cồi mụn sẽ trồi lên rõ rệt trên bề mặt da, giúp chúng ta dễ dàng nặn lấy nhân, loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây mụn. 

Tuy nhiên, nếu bạn tự ý lấy mụn ở những nốt mụn viêm, nhân chưa được hình thành thì nguy cơ bị trầy da chảy máu, sưng viêm, nhiễm trùng sẽ rất cao. Bên cạnh đó, tác dụng lực lên vùng da bị mụn lúc này có thể làm dịch mủ trong ổ mụn bị vỡ ra, day sang các vùng da khác và khiến mụn lan rộng hơn.

Chảy máu sưng viêm sau khi nặn mụn phải làm sao? 1

Loại mụn có nhân chín muồi, cồi mụn sẽ trồi lên rõ rệt trên bề mặt da

Nặn mụn không đúng cách

Những thao tác khi bạn tiến hành nặn mụn cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc nốt mụn có bị chảy máu, sưng viêm sau khi nặn hay không. Nếu không loại bỏ hoàn toàn nhân mụn khi nặn, nhân mụn sót lại trong da có thể làm bít tắc lỗ chân lông, gây sưng viêm, đặc biệt với trường hợp nặn mụn bọc, mụn mủ.

Không chỉ gây sưng, mụn không được lấy hết nhân sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng trên bề mặt da. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mụn bị nhiễm trùng sẽ biến thành sẹo lõm, sẹo rỗ rất khó phục hồi, gây mất thẩm mỹ cho người bị mụn.

Tay, dụng cụ nặn mụn không được sát trùng

Sát khuẩn tay và các dụng cụ nặn mụn là bước không thể thiếu trong quy trình loại bỏ mụn khỏi da. Nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng, vi khuẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt tay và dụng cụ nặn mụn có thể xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng, sưng tấy, chảy máu và khiến tình trạng mụn ngày càng nặng hơn. Do vậy, trước khi nặn mụn, bạn cần vệ sinh tay cũng như các dụng cụ nặn mụn thật sạch sẽ.

Chảy máu sưng viêm sau khi nặn mụn phải làm sao? 2

Cần vệ sinh tay và các dụng cụ nặn mụn thật sạch sẽ

Da bị sưng viêm sau khi nặn mụn phải làm sao?

Vùng da sau khi nặn mụn bị chảy máu, trở nên sưng đỏ chắc hẳn là vấn đề ai cũng gặp phải. Dưới đây sẽ là các biện pháp giúp bạn đối phó với tình trạng này.

Chườm nước đá lên mặt

Nếu làn da của bạn bị sưng sau khi nặn mụn xong bị sưng, những viên đá lạnh sẽ đem lại hiệu quả giảm sưng rõ rệt cho bạn. Chườm đá lạnh vừa có tác dụng giảm đau, tiêu sưng vừa hỗ trợ làm se khít lỗ chân lông từ đó khắc phục đáng kể tình trạng này. 

  • Nếu đã lấy sạch hoàn toàn cồi mụn ở sâu trong lỗ chân lông, bạn dùng bông y tế có thấm nước muối sinh lý để lau sạch dịch mủ, máu,... trên  bề mặt da. Việc làm này rất cần thiết để vệ sinh da, đảm bảo cho các hiện tượng dị ứng không xuất hiện sau khi nặn mụn.
  • Chuẩn bị những viên đá sạch, bọc chúng lại bằng một miếng vải mỏng rồi chườm chúng lên khu vực da bị sưng tấy.

Lưu ý vì da sau khi nặn mụn sẽ nhạy cảm hơn rất nhiều, do đó khi thực hiện tiến hành làm sạch da, bạn cần chọn những loại bông y tế đảm bảo chất lượng, dịu nhẹ để không làm tổn thương da cũng như hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập. Bông y tế cắt miếng Quick Nurse được làm từ 100% cotton đạt chuẩn an toàn cho người dùng, mịn màng, mềm mại và hoàn toàn không gây kích ứng da. Bông được cắt sẵn từng miếng nên rất thuận tiện cho người sử dụng. Không chỉ dùng cho mục đích chăm sóc tại nhà, bông y tế Quick Nurse còn được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế uy tín.

Chảy máu sưng viêm sau khi nặn mụn phải làm sao? 3

Bông y tế cắt miếng Quick Nurse được làm từ 100% cotton đạt chuẩn an toàn

Đắp trà túi lọc

Trong lá trà có chứa hoạt chất tanin đem lại công dụng giảm sưng mô, kháng viêm, se khít lỗ chân lông hiệu quả nên thường được sử dụng nhiều trong việc cải thiện tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm sau khi nặn mụn.

  • Ngâm trà túi lọc vào ly nước sôi, đợi khoảng 2-3 phút rồi vớt túi trà ra.
  • Chờ thêm 2 đến 3 phút nữa cho túi trà nguội dần. Sau đó dùng nó đắp lên những khu vực da bị ửng đỏ, sưng viêm chảy máu sau khi nặn mụn.

Chảy máu sưng viêm sau khi nặn mụn phải làm sao? 4

Đắp trà túi lọc lên những khu vực da bị ửng đỏ chảy máu sau khi nặn mụn

Chảy máu, sưng tấy da là vấn đề quen thuộc mà khá nhiều người khi tự ý lấy mụn tại nhà gặp phải. Nếu lấy nhầm loại mụn hay thao tác không cẩn thận trong quá trình nặn mụn có thể dẫn đến tình trạng này. Hy vọng với bài viết trên đây, các bạn đã biết được phương pháp lấy mụn đúng cách cũng như các biện pháp đối phó với hiện tượng sưng viêm sau khi nặn mụn tại nhà.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin