Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Nặn mụn trứng cá xong bôi thuốc gì để không để lại vết thâm?

Ngày 26/04/2022
Kích thước chữ

Việc tự nặn mụn trứng cá tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro, và việc tự nặn mụn có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để bạn có thể làm dịu làn da của mình sau khi nặn mụn và chăm sóc nó tốt nhất? Dưới đây là một số mẹo chăm sóc da bạn có thể tham khảo để biết được những điều cần làm sau khi nặn mụn.

Nặn mụn là phương pháp phổ biến và là cách khắc phục tạm thời cho những nốt mụn trứng cá. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn, da có thể phục hồi nhanh chóng mà không để lại vết thâm là điều không hề dễ dàng. Vậy sau khi nặn mụn nên bôi thuốc gì để có được làn da mịn màng và khỏe mạnh? Dưới đây nhà thuốc Long Châu xin chia sẻ đến bạn các loại thuốc bạn nên bôi sau khi nặn mụn để tránh nhiễm trùng da cũng như ngăn ngừa vết thâm mụn hiệu quả.

Nặn mụn là phương pháp phổ biến và là cách khắc phục tạm thời cho những nốt mụn trứng cá Nặn mụn là phương pháp phổ biến và là cách khắc phục tạm thời cho những nốt mụn trứng cá

Sau khi nặn mụn trứng cá nên bôi gì?

Điều đầu tiên bạn nên làm sau khi nặn mụn là bôi thuốc mỡ kháng sinh, chẳng hạn như Bacitracin, bằng tay sạch hoặc tăm bông sạch. Bạn hãy rửa tay sau khi bôi thuốc mỡ nhé.

Bản chất của mụn vừa mới trồi ra ngoài giống như một vết thương hở. Vì vậy, các sản phẩm thuốc mỡ kháng sinh không kê đơn là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn hạn chế tình trạng viêm nhiễm và chăm sóc da sau khi nặn mụn. Sau khi nặn, bạn có thể thoa một lượng nhỏ trực tiếp lên nốt mụn hoặc vảy cá. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh thời gian lành vết thương sau mụn. Nó cũng giúp giữ ẩm cho vảy để chúng không bị khô, nứt và lộ rõ., quá trình này có thể mất vài ngày.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ bôi thuốc lên nốt mụn, không bôi lên vùng da xung quanh. Thuốc mỡ kháng sinh có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da, khiến mụn bùng phát trở lại. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên thoa thuốc ở những vùng da cần thiết và không cố gắng thoa thuốc sang những vùng lân cận.

Tuy nhiên, nếu mụn gây kích ứng, bạn có thể tiếp tục bôi sản phẩm thuốc mỡ sau khi mụn khỏi để hạn chế nhiễm trùng. Bạn cũng nên tiếp tục thói quen chăm sóc da như rửa mặt hàng ngày và dưỡng ẩm cho da sau khi nặn để làm dịu vùng da bị kích ứng và làm thông thoáng lỗ chân lông.

Bạn có thể tiếp tục sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn tại chỗ như dầu cây tràm trà. Đây là một trong những cách giúp bạn hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn trong lỗ chân lông sau khi nặn mụn, từ đó giảm sưng viêm hiệu quả hơn.

Gợi ý cách chăm sóc da hiệu quả sau khi nặn mụn

Đừng tiếp tục nặn mụn

Khi bạn vừa mới nặn mụn, điều cần ưu tiên là bạn phải để cho nốt mụn vừa nặn có thời gian lành lại. Có nghĩa là bạn không được tiếp tục nặn, bóp sau khi nặn mụn, vì như vậy sẽ gây kích ứng.

Bạn nên hạn chế ngay thói quen nặn mụn trên da, dù đó là loại mụn đầu trắng. Đây là một trong những thói quen xấu tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông của bạn.

Bên cạnh đó, bạn không nên loại bỏ vảy từ vết thương trên da sau khi nặn mụn, để da lành tự nhiên và không bị gián đoạn.

Khi bạn vừa mới nặn mụn, bạn phải để cho nốt mụn vừa nặn có thời gian lành lại và không được tiếp tục nặn mụn Khi bạn vừa mới nặn mụn, bạn phải để cho nốt mụn vừa nặn có thời gian lành lại và không được tiếp tục nặn mụn

Thực hiện làm sạch da nhẹ nhàng

Nếu bạn đang tự nặn mụn tại nhà thì việc làm sạch da bằng sữa rửa mặt và chăm sóc da thật tốt sau khi nặn mụn là một trong những việc cần làm.

Sau khi nặn xong, bạn có thể dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ và không hương liệu để làm thông thoáng lỗ chân lông.

Tuy nhiên, khi sử dụng sữa rửa mặt bạn phải hết sức nhẹ nhàng và tránh làm bong tróc vảy phía trên vết thương do nặn mụn.

Sau khi nặn mụn, bạn có thể dùng bông gòn hoặc tăm bông nhúng một chút tinh chất cây phỉ để chăm sóc da. Bạn cần cẩn thận chấm lên nốt mụn vừa nặn nhiều lần mỗi ngày với dung dịch này, ít nhất là cho đến khi hình thành vảy trên da sau khi nặn mụn.

Mặc dù nhiều người khuyên dùng các sản phẩm như cồn hoặc hydrogen peroxide, nhưng các loại này không hiệu quả như tinh chất cây phỉ trong việc giảm viêm. Thậm chí, chúng có thể gây đau da sau khi nặn mụn.

Khi tẩy tế bào chết, bạn cũng cần sử dụng sản phẩm tẩy da chết nhẹ. Quá trình massage tẩy tế bào chết sẽ kích thích các nốt mụn sưng viêm và thậm chí có thể gây nên tình trạng lỗ chân lông to.

Chườm đá nếu bị sưng

Nếu bạn cố gắng tự mình nặn mụn, bạn có thể bị sưng tấy đỏ sau khi nặn. Vì vậy, bạn nên làm gì để làm dịu da sau khi nặn mụn? Trong trường hợp này, chườm túi đá lên da là cách tốt nhất để làm dịu da và giảm viêm.

Bạn hãy lấy một viên nước đá hoặc túi đá, bọc vào khăn mềm hoặc khăn giấy rồi chườm lên vùng sưng tấy trong vài phút, thực hiện vài lần mỗi ngày. Điều này giúp da bớt sưng tấy và giảm vết thâm mụn sau khi nặn.

Chườm túi đá lên da là cách tốt nhất để làm dịu da và giảm viêm Chườm túi đá lên da là cách tốt nhất để làm dịu da và giảm viêm

Sử dụng miếng dán mụn

Một cách thay thế cho tinh dầu cây tràm trà là sử dụng miếng dán trị mụn, đây là những miếng dán nhỏ, trong suốt được dán lên bề mặt mụn.

Sản phẩm miếng dán ngừa mụn là một trong những biện pháp trị mụn, giảm sưng viêm đồng thời giúp bạn không tự ý nặn mụn và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.

Các thành phần được tìm thấy trong các sản phẩm miếng dán mụn bao gồm việc sử dụng các loại acid hyaluronic, niacinamide, acid salicylic hoặc tinh dầu tràm trà, giúp hỗ trợ chăm sóc da mà không ảnh hưởng đến mụn sưng viêm.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc nên bôi sau khi nặn mụn cũng như cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để tối ưu hóa quá trình hồi phục. Nếu bạn có nhu cầu trị mụn và thâm mụn đừng ngại liên hệ với phòng khám để được các chuyên gia tư vấn.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin