Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Dưỡng da

Mụn bọc là mụn như thế nào? Các dấu hiệu nhận biết mụn bọc

Ngày 30/10/2024
Kích thước chữ

Mụn bọc là loại mụn khó điều trị và cần nhiều thời gian để chăm sóc và điều trị. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mụn bọc còn gây đau nhức và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy mụn bọc là mụn như thế nào và làm sao để nhận biết?

Mụn bọc là một loại mụn khó điều trị và có khả năng để lại sẹo cũng như vết thâm trên da. Vậy mụn bọc là mụn như thế nào? Đồng thời, bạn cần nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của mụn bọc nhằm có hướng điều trị mụn kịp thời. Hãy cùng khám phá những thông tin chi tiết về mụn bọc để chăm sóc da hiệu quả hơn.

Mụn bọc là mụn như thế nào?

Mụn bọc là mụn như thế nào? Mụn bọc còn gọi là mụn mủ, hình thành do viêm nhiễm trên da khi lỗ chân lông bởi dầu thừa, cặn trang điểm và bụi bẩn. Tình trạng này tạo môi trường cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển dẫn đến viêm sưng gây mụn.

Mụn bọc thường dễ nhầm với mụn trứng cá, nhưng mụn bọc gây viêm sâu hơn trong lỗ chân lông, làm da sưng đỏ, viền cứng và nhân chứa dịch trắng hoặc mủ vàng. Mụn bọc rất nhạy cảm và dễ tổn thương, nếu nặn sai cách có thể lan viêm sang vùng da khác, gây đau và thâm mụn lâu ngày.

Mụn bọc là mụn như thế nào? Các dấu hiệu nhận biết mụn bọc 1
Mụn bọc thường rất dễ nhầm lẫn với mụn trứng cá

Quá trình hình thành mụn bọc

Sau khi đã tìm hiểu mụn bọc là mụn như thế nào, bạn cần hiểu rõ quy trình hình thành mụn bọc để có hướng điều trị thích hợp. Để điều trị mụn bọc hiệu quả, bạn cần hiểu rõ các giai đoạn phát triển của chúng. Quá trình này thường trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Mụn bọc bắt đầu từ các nốt mụn trứng cá, sau khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Ở giai đoạn này, kích thước mụn còn nhỏ và khó phát hiện.
  • Giai đoạn 2: Mụn dần lớn hơn, sưng đỏ, và nhân mụn hình thành chứa mủ màu trắng hoặc vàng. Đây là giai đoạn nên hạn chế chạm vào mụn để tránh gây tổn thương nặng hơn, ảnh hưởng đến việc điều trị.
  • Giai đoạn 3: Nếu không được can thiệp, mụn có thể vỡ ra, đôi khi kèm theo máu, để lại vết thâm cho người bệnh. Thông thường thời gian hồi phục của vùng da bị mụn sẽ tùy thuộc vào mức độ viêm và loại da của mỗi người.
Mụn bọc là mụn như thế nào? Các dấu hiệu nhận biết mụn bọc 4
Mụn bọc bắt đầu từ các nốt mụn trứng cá

Một số dấu hiệu nhận biết các loại mụn bọc

Mụn bọc là một trong những loại mụn gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người bị mụn mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Để chăm sóc và điều trị hiệu quả, trước tiên bạn cần nhận biết rõ các loại mụn bọc thường gặp, bởi mỗi loại đều có đặc điểm riêng biệt:

  • Mụn bọc nhân sâu: Kích thước lớn và không có đầu, nhân mụn nằm sâu trong da, gây cảm giác đau và rất khó điều trị tận gốc.
  • Mụn bọc chai: Hình thành do nhân mụn không được loại bỏ hoàn toàn, khiến mụn cứng lại dưới da, thường sẫm màu và làm bề mặt da gồ ghề.
  • Mụn bọc có mủ: Do viêm nhiễm nghiêm trọng, ban đầu là nốt cứng, sau đó sưng to và chứa mủ. Khi vỡ mụn rất dễ để lại thâm và sẹo.
  • Mụn bọc chứa mủ và máu: Xuất hiện ở vùng nhạy cảm, bên trong chứa cả dịch mủ và máu, gây ngứa, đau và sưng đỏ.
  • Mụn bọc có máu: Kích thước lớn, chứa hỗn hợp máu và mủ, dễ xuất hiện trong tuổi dậy thì và có thể lây lan nếu không xử lý đúng cách.
  • Mụn bọc đầu trắng: Tương tự mụn đầu đen nhưng lớn hơn, có nhân bên trong, thường xuất hiện ở vùng chữ T, do đó bạn cần điều trị để tránh viêm.
  • Mụn bọc không đầu: Mụn sưng đỏ, gây ngứa và đau nhưng không có đầu, khó phát hiện và điều trị do nằm sâu dưới da.
Mụn bọc là mụn như thế nào? Các dấu hiệu nhận biết mụn bọc 2
Mụn bọc đầu trắng là loại mụn thường gặp nhất

Nguyên nhân phổ biến gây ra mụn bọc

Để điều trị mụn bọc hiệu quả, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra mụn. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến góp phần hình thành mụn bọc:

  • Vi khuẩn P. Acnes: Đây là vi khuẩn tự nhiên trên da, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển và gây ra các nốt mụn bọc mủ, dẫn đến sưng viêm.
  • Tắc nghẽn lỗ chân lông: Lâu ngày tích tụ của tế bào chết và bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn phát triển.
  • Rối loạn hormone: Những thay đổi về hormone trong giai đoạn dậy thì, thai kỳ, hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, dẫn đến lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn.
  • Căng thẳng và mệt mỏi: Stress kéo dài có thể gây mụn bọc và khiến da nhanh lão hóa, kém sức sống.
  • Thiếu ngủ: Việc thức khuya, thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến sức đề kháng và quá trình tái tạo da, tăng nguy cơ mụn bọc.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ nhiều thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga và cồn có thể làm giảm chức năng gan, dẫn đến tình trạng da nổi mụn.
  • Mỹ phẩm không phù hợp: Sử dụng các sản phẩm gốc dầu, xà phòng mạnh hoặc chứa corticoid có thể làm tăng nguy cơ gây mụn bọc.
Mụn bọc là mụn như thế nào? Các dấu hiệu nhận biết mụn bọc 3
Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da không đúng cách có thể là nguyên nhân gây nên mụn bọc

Sau khi đã tìm hiểu rõ nội dung mụn bọc là mụn như thế nào, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể có thêm nhiều thông tin cần thiết về các nguyên nhân hình thành mụn, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Đừng quên thường xuyên theo dõi Long Châu để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc da khỏe đẹp nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin