Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì? Các mốc khám thai quan trọng

Ngày 23/04/2024
Kích thước chữ

Mang thai là một điều vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa đối với mỗi người phụ nữ. Cùng với đó là những nỗi băn khoăn và lo lắng của mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc để giúp cho thai nhi phát triển toàn diện nhất, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Vậy chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì?

Đối với bất kỳ người phụ nào thì thời điểm mang thai luôn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Bên cạnh niềm vui khi biết mình mang thai là những lo âu về sự thay đổi của cơ thể cũng như việc chăm sóc để thai nhi phát triển tốt nhất. Vậy khi mới phát hiện có thai nên làm gì? Cần lưu ý những gì trong những tuần đầu của thai kỳ?

Những dấu hiệu mang thai sớm mà mẹ bầu cần biết

Trước khi tìm hiểu về vấn đề chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì thì các mẹ cần nắm được những dấu hiệu sớm của việc mang thai để theo dõi cơ thể của bản thân khi nghi ngờ có thai.

Chắc hẳn không có nhiều mẹ bầu nhận biết được chính xác bản thân mang thai lúc nào trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Bởi, dấu hiệu và triệu chứng mang thai trong thời gian đầu của thai kỳ rất mờ nhạt hoặc chưa xuất hiện. Do đó, để xác định bản thân có thai sớm thì chị em có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Theo dõi sát sao chu kỳ kinh nguyệt và thời gian quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai.
  • Chị em có thể sử dụng que thử thai sau khi quan hệ trong thời điểm có khả năng mang thai cao nhất để kiểm tra xem bản thân có thai không.
Chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì? Các mốc khám thai quan trọng  1
Sử dụng que thử thai có thể giúp chị em xác định bản thân có mang thai hay không

Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể dựa vào một số dấu hiệu mang thai sớm dưới đây để sớm phát hiện bản thân mang thai, bao gồm:

  • Máu báo thai;
  • Đi tiểu nhiều hơn;
  • Cơ thể mệt mỏi nhiều hơn;
  • Chóng mặt, đau đầu;
  • Chán ăn, dễ buồn nôn;
  • Nhạy cảm với mùi hương…

Việc phát hiện mang thai từ sớm sẽ giúp mẹ bầu chủ động chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tránh các hoạt động hay các động tác mạnh có thể gây động thai hoặc sảy thai rất nguy hiểm. Vậy chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì?

Chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì? Các mốc khám thai quan trọng  2
Ra máu báo thai là một dấu hiệu sớm của việc mang thai

Chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì?

Khi mới phát hiện có thai nên làm gì đang là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt là những người lần đầu được làm mẹ. Theo đó, trong những tuần đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc phát hiện mang thai từ sớm sẽ giúp mẹ bầu chủ động chăm sóc bản thân tốt hơn để hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện, tránh các dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai sớm. Khi mới phát hiện có thai, mẹ bầu cần:

  • Đến bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác về việc có mang thai hay không. Nếu xác định là có thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu những thông tin cơ bản về chế độ dinh dưỡng, lịch trình thăm khám thai, thực hiện các xét nghiệm (máu và nước tiểu) và dự đoán ngày sinh của em bé.
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ để giúp thai nhi phát triển toàn diện nhất. Bên cạnh đó, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, tránh những loại đồ ăn không tốt cho sức khoẻ như đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc có mùi nồng, không ăn mặn…
  • Uống nhiều nước ấm, ăn nhiều hoa quả vừa giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, vừa giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho thai phụ để tăng cường sức khỏe của bản thân và hỗ trợ cho sự phát triển của em bé.
  • Lựa chọn loại áo ngực phù hợp nhằm giảm cảm giác khó chịu, không mặc áo ngực quá chật để tránh ngực bị cọ sát và gây đau.
  • Mang giày dép có đế thấp, tránh mặc quần áo quá chật…
  • Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại, chất hoá học gây hại, không sử dụng bia rượu hay các chất kích thích…
  • Tránh thực hiện các động tác mạnh hay là công việc nặng nhọc.
  • Đi bộ nhiều hơn, giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, tránh stress và không thức khuya.
  • Có thể bổ sung thêm 1 - 2 chiếc gối ôm để hỗ trợ giấc ngủ được thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Tìm hiểu về những loại thực phẩm nên bổ sung và nên tránh trong quá trình mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Học hỏi và tham khảo những kiến thức cần thiết cho việc chăm sóc thai kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp cho em bé phát triển toàn diện.
  • Cần sự hỗ trợ và động viên từ chồng cũng như người thân trong gia đình. Do đó, thai phụ hãy luôn tâm sự những khó khăn của bản thân và nhận sự giúp đỡ từ người thân.
  • Giữ gìn sức khoẻ và cơ thể để tránh mắc phải một số bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh…
  • Hãy đến gặp bác sĩ nếu mẹ thấy cơ thể có những thay đổi bất thường, không được chủ quan với sức khỏe của bản thân. Đồng thời, thai phụ cần đi khám thai và thực hiện các xét nghiệm theo đúng lịch hẹn.
Chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì? Các mốc khám thai quan trọng  3
Chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì?

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần biết

Bên cạnh việc mới phát hiện có thai nên làm gì, mẹ bầu cũng cần nắm rõ các mốc khám thai quan trọng để theo dõi sức khỏe thai kỳ và có một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là 9 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần nắm được, bao gồm:

  • Thai kỳ từ 5 - 8 tuần: Đây là lần khám thai đầu tiên vô cùng quan trọng sau khi có dấu hiệu mang thai (trễ kinh nguyệt, thử que 2 vạch…) để xác định thai đã nằm trong tử cung hay chưa, kiểm tra sức khoẻ của thai phụ, tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh.
  • Thai kỳ từ 8 - 10 tuần: Kiểm tra toàn diện về phôi thai, tim thai…
  • Thai kỳ từ 11 - 13 tuần 6 ngày: Đây là mốc khám thai quan trọng để kiểm tra và giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh liên quan đến nhiễm sắc thể và bất thường về hình thái học thông qua kết quả đo độ mờ da gáy.
  • Thai kỳ 16 - 18 tuần: Kiểm tra sức khoẻ của mẹ bầu và sàng lọc các bệnh lý ở thai nhi.
  • Thai kỳ 20 - 24 tuần: Siêu âm thai 4D và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để kiểm tra hình thái cũng như những bất thường ở thai nhi nếu có.
  • Thai kỳ 24 - 28 tuần: Thực hiện các kiểm tra lâm sàng để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose cho mẹ bầu để có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Thai 28 - 32 tuần: Thực hiện các kiểm tra lâm sàng thường quy để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Thai kỳ 32 - 36 tuần: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi và ngôi thai.
  • Thai kỳ 36 - 40 tuần: Mẹ bầu sẽ được hẹn khám thai định kỳ 1 tuần/lần để đánh giá tử cung và khung chậu nhằm tiên lượng khả năng sinh thường hoặc sinh mổ.
Chị em phụ nữ mới phát hiện có thai nên làm gì? Các mốc khám thai quan trọng 4
Mẹ bầu cần đi khám thai theo đúng lịch hẹn để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Hy vọng với những thông tin về vấn đề mới phát hiện có thai nên làm gì đã giúp cho các bà mẹ tương lai có thêm kiến thức hữu ích liên quan đến việc mang thai và chăm sóc thai kỳ được tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần nắm rõ các mốc khám thai định kỳ để có thể theo dõi sát sự phát triển của thai nhi, sớm phát hiện những bất thường và xử trí kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin