Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chích ngừa uốn ván khi mang thai đối với mẹ bầu là việc làm vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đa phần chúng ta sợ việc tiêm phòng khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc này.
Uốn ván là bệnh do nhiễm vi trùng Clostridium tetani gây ra. Vi trùng này tiết độc tố thần kinh mạnh gây uốn ván tử cung cho người mẹ với tỷ lệ tử vong lên tới 25 - 90%. Còn với trẻ sơ sinh, vi trùng vào qua nơi cắt rốn ở trẻ gây nên uốn ván rốn sơ sinh với 95% gây tử vong.
Hiện nay, với điều kiện vô trùng trong sinh để tại các cơ sở y tế không đảm bảo an toàn là nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván ở trẻ. Chích ngừa uốn ván khi mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi mà ngược lại có thể phòng uốn ván sơ sinh cho con. Vì thế, bà bầu cần tiêm ngừa uốn ván càng sớm càng tốt để bảo vệ chính mình và cả con yêu.
Chích ngừa uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nói tóm lại, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một trong những việc bắt buộc trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Điều quan trọng nhất mà mẹ bầu cần lưu ý đó là phải nắm rõ lịch tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi.
Vậy là bạn vừa được giải đáp thắc mắc chích ngừa uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tuy nhiên, việc tìm hiểu về mẹ bầu tiêm ngừa uốn ván khi nào sẽ giúp mẹ nắm rõ và chủ động hơn trong việc sắp xếp lịch tiêm phòng phù hợp cho mình.
Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc nipt
Theo các bác sĩ, chích ngừa uốn ván khi mang thai cho bà bầu thực tế là tiêm trước phơi nhiễm bởi mẹ có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván trong quá trình sinh con và có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván qua vết cắt rốn trẻ sơ sinh.
Với các mẹ có thai lần đầu cần tiêm 2 mũi, trong đó mũi 2 cách với mũi đầu khoảng 1 tháng. Chích ngừa uốn ván khi mang thai cho bà bầu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ có hệ miễn dịch khá yếu nên để đảm bảo an toàn thì không nên tiêm ngừa vào 3 tháng đầu.
Khoảng 20 tuần trở lên (3 tháng giữa thai kỳ) mẹ bầu nên chích ngừa uốn ván mũi đầu và sau 1 tháng, mẹ bầu có thể tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tiêm trước khi dự kiến sinh đẻ ít nhất 1 tháng.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu đã tiêm 2 mũi uốn ván rồi thì cách 10 năm ở lần mang thai sau, mẹ bầu cần tiêm thêm một mũi nhắc lại. Thời gian ngắn nhất để mẹ bầu có thể chích ngừa uốn ván nhắc lại ở mũi uốn ván thứ 3 là 1 năm.
Chích ngừa uốn ván khi mang thai là một trong những điều bắt buộc trong quá trình sinh nở để phòng ngừa uốn ván cho mẹ cũng như uốn ván sơ sinh cho con. Dưới đây là những lưu ý khi chích ngừa uốn ván khi mang thai cho mẹ bầu:
Chích ngừa uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, nếu chủ động phòng ngừa bệnh thì uốn ván sẽ không còn là nỗi lo. Đặc biệt là bà bầu và trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin ngừa uốn ván để tránh các bệnh truyền nhiễm sau khi sinh và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu của mình nhé.
Ngân Lâm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.