Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhận biết qua kết quả của xét nghiệm, siêu âm, que thử thai là những phương pháp được các bác sĩ ở bệnh viện phụ sản sử dụng để kiểm tra bạn có mang thai hay không. Tuy nhiên bạn cũng có thể nhận biết qua dấu hiệu có thai sớm từ những đúc kết của kinh nghiệm dân gian như chậm kinh, buồn nôn, tức ngực… để từ đó có kế hoạch chăm sóc tốt nhất cho từng giai đoạn thai kỳ.
Vậy đâu là dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất? Mời các bạn cùng đọc bài viết bên dưới để biết thêm những thông tin về dấu hiệu mang thai sớm cũng như chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn thai kỳ đầu tiên nhằm đảm bảo mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt.
Dấu hiệu đầu tiên và khá chính xác để nhận biết có bầu chính là hiện tượng trễ kinh. Khi thụ thai thành công thì cơ thể sẽ tiết ra hormone hCG giúp nuôi dưỡng, bảo vệ, hình thành giới tính thai nhi và lúc này kỳ kinh tiếp theo sẽ không diễn ra. Tuy nhiên, dấu hiệu này chỉ đúng với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định và đều đặn hàng tháng.
Tử cung của phụ nữ lúc mang thai sẽ ngày một phát triển để nuôi dưỡng thai nhi và gây chèn ép lên bàng quang khiến bàng quang nhỏ đi làm mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thai phụ rất khó chịu và có phản ứng nôn mửa với các mùi nặng như mùi của thuốc lá, mùi thức ăn, nước hoa… Đáng mừng là triệu chứng này sẽ giảm dần ở những giai đoạn tiếp theo.
Khi có bầu, thức ăn đi vào cơ thể người mẹ không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mẹ mà còn nuôi dưỡng cả em bé nữa nên thai phụ luôn cảm thấy đói và thèm ăn hơn so với bình thường.
Tìm hiểu: Khi quan hệ xong phụ nữ tiết ra chất gì
Khi mang thai mẹ bầu luôn cảm thấy đói và thèm ăn
Một triệu chứng có thai mà nhiều phụ nữ gặp phải là nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên sau khi rụng trứng.
Hormone hCG tăng cao sẽ làm thai phụ mệt mỏi, choáng váng đầu óc. Tình trạng chóng mặt khi mang thai sẽ khiến lâng lâng khi đứng dậy quá nhanh do lượng máu ở chân chưa di chuyển lên tim, làm cho huyết áp bị giảm nhanh đột ngột. Mẹ bầu thường sẽ bị chóng mặt kéo dài 3 tháng đầu.
Tâm sinh lý của thai phụ sẽ dễ bị dao động bởi các tác nhân bên ngoài, nên không có gì phải ngạc nhiên khi thấy tâm trạng, cảm xúc của thai phụ thay đổi, chuyển biến buồn vui liên tục.
Ngủ gà ngủ gật là cách nhận biết có thai ở các thai phụ, nhưng cũng có một số thai phụ lại rơi vào tình trạng mất ngủ, nhất là về ban đêm.
Bầu ngực của phụ nữ mang thai sẽ to hơn, sưng và thỉnh thoảng kèm theo đau nhức, đó là do sự thay đổi hormone trong cơ thể làm cho lưu lượng máu đến ngực tăng nhanh. Biểu hiện này rất dễ nhận thấy nếu các chị em chịu khó quan sát cơ thể mình, tốt nhất lúc này nên thay đổi sang áo ngực size lớn với chất liệu mềm mại, thoáng mát đồng thời tăng cường massage bầu ngực để hạn chế căng tức.
Khi trứng được thụ thai sẽ bám vào thành tử cung khiến cho thành tử cung bị kéo căng dẫn đến các cơn đau nhức xương khớp và trong đó có chứng chuột rút, thường hiện tượng này sẽ bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 2 của thai kỳ cho đến khi sinh con. Muốn hạn chế bị chuột rút thì mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi.
Hữu ích: Ăn gì để tránh thai sau khi quan hệ 24h
Nhiều mẹ bầu nhầm lẫn tình trạng xuất huyết này với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thông thường, ở tuần thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ, một số thai phụ sẽ bị ra máu kèm theo đau bụng nhẹ, nhưng lượng máu này rất ít và diễn ra trong thời gian ngắn, khác hẳn với chu kỳ kinh nguyệt. Điều này là do phôi di chuyển đến tử cung rồi bám vào lớp nội mạc của tử cung.
Khi mang thai, hormone tiết ra nhiều hơn bình thường, nhất là khi thai nhi được tầm 10 tuần tuổi, ảnh hưởng đến các hoạt động biểu bì, tạo hắc tố xung quanh đầu vú khiến vùng da quanh đầu vú sẽ thâm quầng, nâu sẫm.
Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, các mẹ dễ bị nôn ói, nhất là buổi sáng khi vừa thức dậy. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nôn ói này là do các hormone progesterone và estrogen tăng cao. Khoảng ⅔ phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác buồn nôn này trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Sang tam cá nguyệt thứ 2, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn.
Những tháng đầu thai kỳ, mẹ thường bị buồn nôn
Dấu hiệu có bầu thường gặp là mẹ bầu bị chướng bụng, ăn không tiêu làm ảnh hưởng đến thể chất của mẹ bầu khá nhiều, do đó nhằm hạn chế tình trạng trên thì các bác sĩ phụ sản khuyên các mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả và uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
Khi mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng nhanh và tăng trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất. Progesterone sẽ duy trì nội tiết tố, co bóp tử cung và ức chế miễn dịch sớm. Ngay ở tuần đầu tiên khi vừa cấn bầu, cơ thể thai phụ đã bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải do một phần năng lượng và dưỡng chất đã được chuyển qua cho tế bào thai nhi. Tình trạng này sẽ giảm dần khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ 2.
Khi mang thai, hormone HCG tăng cao trong suốt thời kỳ đầu mang thai khiến bạn kích thích bạn thèm ăn một số món ăn mà trước đây bạn không hề muốn ăn. Việc bị nhạy cảm với mùi cũng là một cách nhận biết cơ thể đang mang thai cũng khá phổ biến với mẹ bầu.
Miệng tiết nước bọt nhiều là một dấu hiệu có thai dễ nhận biết, hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải trường hợp này. Đây là hiện tượng dư thừa nước bọt, khởi đầu của tình trạng ốm nghén, ợ nóng, trào ngược axit,...
Progesterone là lý giải cho tình trạng này. Chúng khiến cho quá trình hoạt động của tiêu hóa trở nên trì trệ, làm chậm quá trình chuyển động nhu động, đồng thời khi thai nhi phát triển tạo áp lực lên bàng quang và vùng chậu khiến mẹ bầu bị táo bón. Để khắc phục tình trạng này hãy bổ sung đủ nước mà cơ thể cần, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường chất xơ cho cơ thể.
Dấu hiệu mang thai ở mẹ bầu là bị táo bón
Khi có những dấu hiệu mang thai, bạn sẽ không tránh khỏi những lo lắng, bỡ ngỡ khi không biết phải làm gì tiếp theo. Dưới đây là một số điều mà mẹ bầu nên làm khi phát hiện có dấu hiệu mang thai.
Sau khi có dấu hiệu mang thai sau quan hệ, bạn cần đi khám sớm để bác sĩ siêu âm, chẩn đoán chính xác hơn. Phương pháp siêu âm sẽ loại trừ được tình trạng mang thai ngoài tử cung đồng thời kiểm tra được nhịp tim, cân nặng, huyết áp, phòng các biến chứng sẽ ra với thai nhi.
Bên cạnh việc khám tổng quát, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm xác định nhóm máu, xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu,... để phát hiện các bệnh lây nhiễm như viêm gan siêu vi B, rubella,... từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi mang thai, bạn cần phải bổ sung nhiều dưỡng chất hơn bình thường để thai nhi phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Chính vì thế, bạn cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khi mang thai đầy đủ bào gồm chất đạm, chất béo, vitamin, bột đường, khoáng chất,... và một số vi chất tăng cường trong thai kỳ như canxi, sắt, axit folic,...
Bạn cần ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng mỗi ngày và mỗi giấc ngủ cần phải chất lượng. Để có một giấc ngủ ngon, bạn không được uống trà, cà phê trước khi đi ngủ 4 giờ, không uống nhiều nước sau 20h, ban ngày nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể thư giãn, dễ ngủ vào ban đầu. Ngoài ra, một giấc ngủ trưa ngắn cũng rất cần thiết cho mẹ bầu, giúp hồi phục sức khỏe tốt hơn.
Để quá trình mang thai, sinh nở và chăm con một cách suôn sẻ, bạn cần trang bị đầy đủ các kiến thức về nuôi dạy, chăm sóc con. Bạn có thể củng cố kiến thức từ báo chí, diễn đàn hay từ các bác sĩ, tham gia các lớp học tiền sản,... để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai, bé sinh ra được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Sau khi có dấu hiệu mang thai, bạn cần đi khám sớm để bác sĩ siêu âm và chẩn đoán
Trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau trong vòng vài phút đến 12 giờ sau khi xuất tính. Trong quá trình thụ tinh, hợp tử sẽ đi xuống ống dẫn trứng, phát triển thành morula và phôi nang. Khi đến giai đoạn phôi nang tức là hợp tử đã sẵn sàng cấy vào niêm mạc tử cung, tiếp tục phát triển thành phôi thai.
Quá trình cấy ghép sẽ diễn ra giữa ngày thứ 6 và thứ 10 sau thụ tinh. Như vậy, sau quan hệ 6-10 ngày thì phụ nữ có thể kiểm tra các dấu hiệu mang thai. Mỗi phụ nữ có cơ địa khác nhau nên để dự đoán chính xác những thay đổi khi mang thai là rất khó, nhất là khoảng 2 tuần sau thụ thai. Một số dấu hiệu có bầu sớm như mệt mỏi, ngực mềm,... giống với biểu hiện khi cận ngày tới tháng.
Tìm hiểu: Dấu hiệu thụ thai không thành công sau quan hệ
Mỗi phụ nữ khác nhau có những dấu hiệu mang thai khác nhau, thậm chí các triệu chứng cũng khác nhau giữa các lần mang thai. Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu của thai kỳ thường giống với triệu chứng trước và trong kỳ kinh nguyệt, nên khó nhận ra mang thai. Cách chắc chắn để nhận biết mang thai là sử dụng que thử thai hoặc siêu âm tại bệnh viện.
Biện pháp kiểm tra các dấu hiệu mang thai chính xác nhất là sử dụng que thử thai. Phương pháp phát triển hormone hCG sẽ tiết ra vào thai kỳ và đào thải qua nước tiểu. Vì vậy thông qua que thử có thể phát hiện hCG và cho biết bạn có thai hay không. Sau khi quan hệ thì 2 tuần thì bạn có thể thử thai, đối với phụ nữ có kinh nguyệt đều thì có thể thử ngay sau khi bị chậm kinh.
Đa số các cách thử thai đều cho ra kết quả chính xác nếu được thử đúng cách, sẽ có trường hợp que cho vạch mờ thì đây là hiện tượng bình thường vì thời gian đầu nồng độ hCG ít và thai chưa ổn định. Các chuyên gia cho rằng nên dùng que thử thai vào buổi sáng vì lúc này nước tiểu chứa nồng độ hCG cao nhất.
Xem thêm: Quan hệ bằng miệng
Dấu hiệu bụng như thế nào là có thai? Nếu mang thai sau 7 ngày quan hệ thì vòng bụng chưa có sự thay đổi nhiều. Để cảm giác được hình dạng của thai nhi qua thành bụng thì mẹ bầu phải chờ đến tháng thứ 5. Tuy nhiên, nếu bạn có những dấu hiệu mang thai giả, bạn có thể sờ thấy thai nhi do yếu tố tâm lý.
Sờ thành bụng để cảm nhận thai nhi ở tháng thứ 5 thai kỳ
Khi chị em phụ nữ nghi ngờ những dấu hiệu mang thai thì hãy chủ động tự kiểm tra bằng que thử thai hoặc đi khám tại các phòng khám phụ khoa hay bệnh viện để chắc chắn rằng cơ thể đang mang thai và có kế hoạch chăm sóc thai kỳ hợp lý.
Khi cơ thể chắc chắn đã mang thai, chị em nên đi khám, siêu âm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai ở những thời gian đầu có thể sẽ xuất hiện những thay đột ngột về cơ thể, thói quen, lối sống hay cách ăn uống, do đó, đây được xem là một giai đoạn khá nhạy cảm, cần đảm bảo mẹ bầu và thai nhi được chăm sóc tốt. Đồng thời, ở giai đoạn này, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và duy trì sự phát triển của thai nhi.
Trong quá trình mang thai, phụ nữ nên tránh sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến thai nhi như rượu, bia, thuốc lá hay ăn các đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần hạn chế thức khuya, stress để đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi.
Theo lời khuyên của chuyên gia, trong quá trình mang thai, phụ nữ nên tham gia luyện tập thể thao, tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, tránh nằm nghỉ một chỗ khiến hoa mắt chóng mặt, tê bì chân tay. Mẹ bầu cũng cần tránh làm việc quá sức, vận động mạnh, tránh quan hệ tình dục để ngăn ngừa tình trạng sảy thai do lúc này thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung, dễ bị tuột ra ngoài.
Mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các bạn có thể dựa vào những dấu hiệu mang thai sớm ở trên để từ đó chủ động tới bệnh viện thăm khám, cũng như có kế hoạch chuẩn bị về sức khỏe, tài chính lẫn tinh thần. Hành trình 9 tháng 10 ngày nuôi dưỡng thai nhi đòi hỏi bạn cần cập nhật, bổ sung thêm nhiều kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh, do đó mong bạn hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc mang thai và nuôi dạy con nhé.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.