Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có phải bạn đang lo lắng về việc cho bé mặc bỉm nhiều có bị chân vòng kiềng không? Đây là một trong những câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh, đặc biệt là trong những giai đoạn phát triển quan trọng của bé.
Cho bé mặc bỉm nhiều có bị chân vòng kiềng không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này để có những quyết định chăm sóc cho bé thật tốt nhé!
Chân vòng kiềng là một tình trạng mà một hoặc cả hai chân của bé bị cong vòng ra ngoài khi nhìn từ phía trước. Khi đặt hai bàn chân sát vào nhau, mắt cá trong cùng của hai chân sẽ tiếp xúc với nhau, trong khi các mắt cá bên ngoài không thể chạm vào nhau. Tình trạng này tạo ra một khoảng trống rộng giữa hai đầu gối khi đứng thẳng và cũng khi đi lại.
Chân vòng kiềng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố bẩm sinh và các bệnh lý khác.
Trẻ sơ sinh thường phát triển tình trạng chân vòng kiềng trong những tháng đầu đời do tư thế chật hẹp trong tử cung. Khi các bé bắt đầu tập đi, việc cong chân và đứng khép lại có thể tạo ra khoảng trống rõ rệt giữa cẳng chân và đầu gối. Đây là một phản ứng sinh lý phát triển bình thường và thường tự điều chỉnh về tư thế bình thường theo thời gian.
Các trường hợp chân vòng kiềng ở trẻ sau 2 tuổi có thể phát triển do các bệnh lý sau đây:
Còi xương
Còi xương là tình trạng phổ biến ở trẻ em, thường do thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc phosphate. Điều này dẫn đến xương mềm yếu, không thể chịu được trọng lượng cơ thể, và dẫn tới các biến dạng xương như chân vòng kiềng.
Bệnh Blount
Bệnh Blount là một bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của ống chân, gây ra biến dạng xương chày (tibia). Bệnh thường được phát hiện ở trẻ dưới 2 tuổi và trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên.
Bệnh Paget
Bệnh Paget là một bệnh lý chuyển hóa xương, gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương, dẫn tới các biến dạng xương và có thể gây ra chân vòng kiềng.
Rối loạn xương di truyền
Những rối loạn di truyền như loạn sản sụn (achondroplasia) cũng có thể dẫn tới tình trạng chân vòng kiềng do ảnh hưởng đến sự phát triển xương.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, các nguyên nhân khác bao gồm ngộ độc chì, flo, gãy xương không điều trị đúng cách, và các rối loạn xương/phát triển xương bất thường.
Bệnh lý hệ tiêu hóa (Bệnh Celiac)
Các bệnh lý hệ tiêu hóa có thể gây ra các rối loạn phát triển gây chân vòng kiềng.
Chân vòng kiềng có thể dẫn đến cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của trẻ. Điều trị chân vòng kiềng phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bao gồm các phương pháp từ việc điều chỉnh dinh dưỡng, sử dụng thuốc và các phương pháp phẫu thuật để sửa đổi cấu trúc xương.
Hiện nay vấn đề về việc cho bé mặc bỉm nhiều có bị chân vòng kiềng không vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Nhiều người tin rằng việc đóng bỉm thường xuyên có thể dẫn đến chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu và chuyên gia y tế đã khẳng định rằng thông tin này là thiếu căn cứ và không chính xác.
Thực tế, việc mặc bỉm không có liên quan trực tiếp đến việc trẻ bị chân vòng kiềng. Mặc bỉm đúng cách và sử dụng các loại bỉm phù hợp thậm chí có thể hỗ trợ cho sự phát triển tự nhiên của hệ xương của trẻ. Các loại bỉm mỏng nhẹ và thoáng khí không chỉ giúp giữ cho bé khô ráo mà còn không làm hạn chế sự các hoạt động vận động cơ thể của trẻ.
Tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và các phương pháp chăm sóc bé, không hoàn toàn do thói quen đóng bỉm. Do đó, việc lo ngại về tình trạng cho bé mặc bỉm nhiều có bị chân vòng kiềng không là không cần thiết và không được chứng minh. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên tập trung vào các biện pháp chăm sóc toàn diện cho trẻ, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng và các hoạt động thể chất để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho hệ xương của bé.
Thực tế, việc thường xuyên mặc bỉm có thể ảnh hưởng đến dáng đi của bé, đặc biệt là khi bé sử dụng tả không đúng cách. Mặc tã đúng cách và phù hợp không gây ra sự thay đổi đáng kể trong dáng đi hay khả năng vận động của bé. Tuy nhiên, những tã quá dày hoặc bị xệ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và tư thế di chuyển của bé.
Nghiên cứu từ US National Medicine vào năm 2013 đã chỉ ra rằng việc mặc tã quá dày khiến cho khoảng cách giữa hai chân của bé rộng hơn, có thể làm giảm khả năng giữ thăng bằng và tăng nguy cơ vấp ngã. Những miếng tã quá nặng và xệ có thể gây tăng lên đáng kể trọng lượng mà bé phải chịu đựng trong quá trình học đi, có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc sinh học trong cơ thể và gây chậm quá trình tập đi.
Do đó, để đảm bảo bé phát triển tối đa và có sự điều hòa cân bằng tốt, việc lựa chọn và sử dụng tã đúng cách là rất quan trọng. Các loại tã mỏng nhẹ và thoáng khí không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái mà còn không gây hạn chế đáng kể trong khả năng vận động của bé.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có giải đáp cho thắc mắc cho bé mặc bỉm nhiều có bị chân vòng kiềng không? Các bậc phụ huynh nên chọn tã phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé để hạn chế những tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.