Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chân vòng kiềng là một trong những dị tật phổ biến, thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chân vòng kiềng là gì và làm thế nào để nhận biết chân vòng kiềng ở trẻ. Vì thế, trẻ bị chân vòng kiềng đang là nỗi lo lắng của không ít bậc cha mẹ.
Hầu hết các trường hợp chân vòng kiềng không gây đau đớn hay ảnh hưởng quá nhiều đến việc đi lại, chạy nhảy… trong sinh hoạt của trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể ít nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của trẻ sau này. Vậy chân vòng kiềng là gì? Cách nhận biết chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ là gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời thông qua bài viết này các bạn nhé!
Ở người bình thường, khi đứng thẳng hai chân sẽ khít và song song, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít nhau dù trong trạng thái nghỉ hay di chuyển.
Chân vòng kiềng (hay còn gọi là chân chữ O) là tình trạng bất thường ở chi dưới và thường gặp ở trẻ nhỏ. Hiểu một cách đơn giản đây là tình trạng một hoặc hai chân bị cong vòng ra ngoài, ngay cả khi áp sát mắt cá chân bên trong của 2 chân thì hai đầu gối có xu hướng hướng ra xa nhau và trục của hai chi dưới sẽ tạo thành hình vòng hay dân gian thường gọi là vòng kiềng.
Chân vòng kiềng được chia làm 2 loại: Chân vòng kiềng sinh lý và chân vòng kiềng bệnh lý.
Theo nghiên cứu có 70% - 80% các bé sơ sinh trong một năm đầu chân bị vòng kiềng do quá trình thai nhi phát triển trong tử cung của mẹ chật hẹp do đó chân trẻ thường có xu hướng cong vào phía trong theo hình tư thế của tử cung. Do đó, khi sinh ra trẻ có thể có chân vòng kiềng và đây được coi là một tất yếu trong quá trình tăng trưởng và phát triển xương của trẻ.
Khi trẻ bắt đầu tập đi, các bậc cha mẹ có thể nhận thấy rõ hơn tình trạng chân vòng kiềng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần được khắc phục cho đến khi trẻ 2 tuổi mà không cần có sự can thiệp bằng bất kì biện pháp nào.
Khác với chân vòng kiềng sinh lý, tình trạng chân vòng kiềng bệnh lý hoàn toàn ngược lại. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bao gồm:
Dấu hiệu chân vòng kiềng thường xuất hiện khi trẻ đến giai đoạn chập chững tập đi. Trong giai đoạn này, để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu chân vòng kiềng và có hướng xử lý sớm, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn tới trẻ. Các dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị chân vòng kiềng phụ huynh cần nắm được, cụ thể là:
Sau khi đã nhận thấy các dấu hiệu trên, các bậc phụ huynh có thể kiểm tra lại việc chân trẻ bị vòng kiềng bằng cách như sau:
Để trẻ nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và đặt 2 mắt cá trong chân sát nhau. Tiếp đó, tại vị trí lồi cầu của xương đùi, tiến hành đo khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ. Nếu khoảng cách đo được giữa 2 đầu gối nhỏ hơn 10cm thì xương chi dưới của trẻ vẫn phát triển bình thường. Nếu khoảng cách đo được giữa 2 đầu gối lớn hơn 10cm thì có thể trẻ đang bị chân vòng kiềng.
Chân vòng kiềng sinh lý bao gồm:
Nếu như trẻ có chân vòng kiềng kiểu đối xứng, khoảng cách giữa 2 đầu gối và 2 mắt cá trong không quá 8cm, chân vòng kiềng chữ X hoặc chữ O theo đúng độ tuổi ở trên thì có thể kết luận đó là chân vòng kiềng sinh lý và hầu hết sẽ tự khỏi hoàn toàn sau 7 tuổi.
Việc kết luận chân vòng kiềng bệnh lý chỉ được kết luận bởi bác sĩ chấn thương chỉnh hình sau khi chụp X - quang xương chi dưới ghi nhận có tổn thương mặt trong, đầu trên xương chày.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể dựa vào các xét nghiệm hình ảnh khác để phát hiện các bất thường ở đầu gối và chân. Xét nghiệm máu cũng có thể được tiến hành nếu bác sĩ nghi trẻ bị còi xương hoặc mắc một bệnh lý nào đó dẫn đến chân vòng kiềng.
Do đó, nếu thấy trẻ có bất kỳ bất thường nào, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị sớm tránh những ảnh hưởng không đáng có sau này.
Bú mẹ tích cực trong ít nhất 6 tháng đầu sau sinh: Sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho sự phát triển xương nói riêng và cơ thể trẻ nói chung. Để hệ xương phát triển tốt nhất, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Thêm vào đó, sữa mẹ còn chứa vitamin D giúp ngăn ngừa chứng còi xương - nguyên nhân phổ biến gây chân vòng kiềng.
Khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm, mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng… cho trẻ.
Không cho trẻ tập đi sớm, thời gian thích hợp để tập đi cho bé là khi bé ngoài 9 tháng tuổi vì khi cho trẻ tập đi sớm, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn xuống chân càng dễ khiến chân bị biến dạng.
Trước khi tập đi nên cho trẻ giữ thăng bằng trọng lượng cơ thể. Trong quá trình tập đi của trẻ, bố mẹ cần theo dõi sát, tránh việc dạy bé tập đi bằng phương pháp đỡ 2 nách dìu con đi từng bước và cần tránh việc trẻ ngã sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ xương và đốt sống.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên khuyến khích các bé tập các động tác thể dục đơn giản, nhẹ nhàng như vươn vai, chống tay lên hông, nhảy theo nhạc… Qua đó giúp tạo thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông cho bé từ đó giúp cho đôi chân bé săn chắc hơn.
Việc điều trị chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ còn phụ thuộc vào việc trẻ đang mắc chân vòng kiềng sinh lý hay chân vòng kiềng bệnh lý.
Hầu hết các trẻ sơ sinh trong độ tuổi dưới 6 tháng tuổi đều mắc chân vòng kiềng sinh lý và tình trạng này có thể tự biến mất hoàn toàn mà không cần can thiệp bất kì một biện pháp nào cả. Càng lớn, bé càng đi lại và vận động nhiều, xương tự điều chỉnh và chân bé sẽ dần thẳng ra.
Từ 2 - 4 tuổi, hai gối của bé có xu hướng hướng bên trong một chút và đến độ tuổi 4 - 6 tuổi thì trục hai chi dưới của bé sẽ dần thẳng ra. Trong trường hợp này, bé hoàn toàn không cần điều trị, chỉ cần bố mẹ theo dõi trẻ thường xuyên và tái khám 3 - 6 tháng một lần.
Khi trẻ lớn lên, tình trạng chân vòng kiềng của trẻ không được cải thiện thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám và nghe bác sĩ tư vấn về việc có nên làm phẫu thuật chỉnh trục hay không, từ đó giảm nguy cơ trẻ bị hỏng khớp gối sớm hoặc thoái hóa khớp.
Trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng bệnh lý thì sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây tình trạng chân vòng kiềng mà bác sĩ sẽ có những hướng điều trị thích hợp. Thông thường để điều trị cho trẻ bị chân vòng kiềng bệnh lý có 2 phương pháp chính bao gồm: Phương pháp nẹp chân hoặc bó bột và phẫu thuật sắp lại xương. Chỉ khi không thể bó nẹp hoặc bó bột, các bác sĩ mới tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật.
Điều trị chân vòng kiềng có hiệu quả tốt hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, phương pháp điều trị, trình độ chuyên môn của bác sĩ và mức độ tuân thủ điều trị của trẻ cũng như gia đình.
Trên đây là một số thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề chân vòng kiềng là gì, cách nhận biết chân vòng kiềng cũng như một số phương pháp phòng và điều trị chân vòng kiềng ở trẻ em mà Nhà Thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào đó về chủ đề này. Chúc bạn sức khỏe và đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc để tiếp tục cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.