Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc bé nhanh chóng biết đi là một trong những mong muốn chung của rất nhiều bậc cha mẹ. Để giúp con nhanh chóng tiến bước trên chặng đường này, sự hỗ trợ từ bố mẹ là điều không thể thiếu. Sau đây Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn bạn các cách tập đi cho bé nhanh chóng nhé!
Đối với các bậc làm cha làm mẹ, không có niềm hạnh phúc nào bằng việc được nhìn thấy con phát triển và trưởng thành từng ngày. Từ giai đoạn ban đầu con biết lật, ngồi và bò cho đến lúc chập chững tập đi,... đó đều là những cột mốc quan trọng và đáng nhớ đối với trẻ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá các cách tập đi cho bé nhé!
Kỹ năng bò là một bước quan trọng trước khi bé học cách đi. Bò là nền tảng giúp bé đứng lên và tiến tới bước đi. Vì vậy, các bố mẹ hãy khuyến khích bé bò để phát triển cơ bắp chân của bé trước khi bé bước vào giai đoạn đi.
Khi bé 6 tháng tuổi, hãy dành vài phút hằng ngày để giữ bé đứng dậy. Điều này giúp bé làm quen với tư thế đứng và học cách đặt trọng tâm cơ thể lên hai chân. Bên cạnh đó, việc này cũng khuyến khích phát triển cơ bắp chân của bé.
Có một số đồ chơi được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ bé trong việc đứng lên. Bố mẹ có thể mua vài món đồ chơi đó và đặt gần bé trong lúc bé đang chơi. Những vật dụng này có thể khiến bé càng thêm thích thú khi chập chững từng bước đi.
Khi bé bắt đầu tự đi bằng cách bám vào đồ đạc xung quanh, hãy sắp xếp các vật dụng một cách thuận lợi để bé có thể vịn vào. Đồng thời, bạn hãy quan sát và cho bé tự đi một mình, không can thiệp quá nhiều vào quá trình tập đi của bé lúc này nhé!
Khi bé đã tự đi được, hãy tránh đỡ bé. Thay vào đó, bạn hãy đóng vai trò như một người bảo vệ. Điều này giúp bé học cách giữ thăng bằng cơ thể trên chính đôi chân của mình. Quá trình này không chỉ yêu cầu sự vận động của chân mà còn phụ thuộc vào sự kết hợp của não bộ và tai.
Dù bé đã 18 tháng tuổi và có khả năng tự bước đi, bạn không nên để bé một mình. Bên cạnh đó, nếu khi bạn và bé đang tập đi bộ ở ngoài trời, hãy cẩn thận hơn vì bé có thể ngã xuống bất cứ lúc nào.
Khi bé mới bắt đầu tập đi, hãy cho bé tập trên các bề mặt mềm như thảm, nệm... điều này giúp giảm căng thẳng trên bàn chân của bé. Nếu bé ngã, cơ thể bé cũng sẽ không đau. Trong giai đoạn đầu, nếu bé dần tiến bộ hơn, bạn có thể dần chuyển sang các bề mặt cứng hơn.
Khi ở trong nhà, hãy để bé đi chân trần để bé có thể cảm nhận kết cấu của sàn. Điều này cho phép bé có những cử động tự do mà không bị giày hạn chế. Tuy nhiên, khi ra ngoài, hãy đảm bảo bé mang giày để bảo vệ chân.
Khi lựa chọn giày cho bé, hãy chọn những đôi giày nhẹ, linh hoạt và có lớp đệm bên trong. Bên cạnh đó, giày cũng nên được thiết kế chống trơn trượt. Vì bàn chân bé phát triển nhanh, bạn cần thường xuyên kiểm tra xem giày và chân của bé có khớp với nhau không, để biết khi nào cần thay đổi đôi giày mới cho bé nhé!
Việc bé biết đi là một bước ngoặt quan trọng và cần được đạt đúng thời điểm. Tuy nhiên, đừng quá vội vàng và không nên thúc đẩy bé quá sớm. Việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hãy để bé tự nhiên phát triển, và khi bạn thấy bé thích thú với việc tập đi, đó là lúc bạn nên dạy cho bé những bước đi đầu tiên.
Khi bé tập đi, hãy loại bỏ những vật dụng nguy hiểm xung quanh nhà và gắn băng keo để che chắn các cạnh nhọn của đồ đạc. Đảm bảo môi trường an toàn để bé có thể tập đi một cách thoải mái nhất.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung hướng dẫn cho phụ huynh các cách tập đi cho bé đơn giản. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về những điều cần cân nhắc khi tập đi cho bé nhé!
Tuyết Trâm
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.