Chủ động dự phòng uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là điều tất yếu cần phải làm. Vì nếu để bệnh tiến triển ở giai đoạn toàn phát thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Dự phòng uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là điều mà phụ huynh cần quan tâm.
Vì sao trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là do dụng cụ dùng để cắt rốn cho bé không được vô khuẩn. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do người mẹ đẻ ở nhà, người đỡ đẻ không có chuyên môn hoặc có thể do đẻ rơi. Đặc biệt, bệnh uốn ván thường có tỉ lệ tử vong cao, hoặc nếu điều trị qua được thì vẫn để lại nhiều di chứng. Vậy nên, chủ động dự phòng uốn ván rốn là điều cần thiết mà phụ huynh, những người phụ trách đỡ đẻ cần chú ý, để giúp bé sinh ra an toàn và không mắc phải căn bệnh này.
Chủ động dự phòng uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh
Để chủ động dự phòng uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh thì trước tiên cần phải phổ biến thông tin chi tiết về bệnh đến tất cả mọi người. Chỉ khi hiểu rõ được nguyên nhân cũng như sự nguy hiểm của bệnh thì các bậc cha mẹ mới có ý thức phòng ngừa.
Không chỉ cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh trong giai đoạn thai nghén và khi sinh em bé, mỗi người mẹ cần chủ động dự phòng uốn ván rốn bằng cách khám thai đúng định kỳ, sinh đẻ tại trạm y tế. Ngoài ra, các nữ hộ sinh cần phải nắm rõ các nguyên tắc vô khuẩn khi đỡ đẻ để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị uốn ván rốn.
Các nguyên tắc vô khuẩn khi đỡ đẻ
Đối với những nữ hộ sinh thì việc nắm rõ các nguyên tắc vô khuẩn khi đỡ đẻ vô cùng quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như đứa trẻ sau này. Các nguyên tắc bao gồm:
- Tay cần phải được làm sạch với xà phòng và rửa lại với nước sôi để nguội hoặc dưới vòi nước chảy.
- Dùng cồn để sát khuẩn tay hoặc ngâm tay bằng dung dịch sát trùng.
- Các loại dụng cụ đỡ đẻ như kéo cắt rốn, chỉ buộc, băng rốn cần phải được diệt khuẩn bằng cách hấp 20 phút ở nhiệt độ 120 độ C. Hoặc dùng gói đỡ đẻ sạch nếu có điều kiện.
- Khi băng rốn không nên băng quá kín vì sẽ khiến cuống rốn lâu khô.
- Khi cắt cuống rốn không nên cắt quá dài mà nên cắt cách cuống rốn khoảng 2 - 3 cm.
- Trong thời gian dây rốn trẻ chưa rụng thì cần băng rốn và giữ gìn sạch sẽ, khi băng rốn của trẻ bị ướt do bị thấm nước tiểu hoặc tắm thì cần phải được thay ngay.
Bên cạnh đó, chủ động tiêm vắc-xin uốn ván cũng là một cách dự phòng uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh hiệu quả mà các thai phụ cần chú ý.
Tiêm vắc-xin uốn ván để chủ động dự phòng uốn ván rốn ở trẻ
Các thai phụ cần nắm rõ thông tin tiêm phòng uốn ván để việc dự phòng uốn ván rốn hiệu quả hơn. Mỗi sản phụ cần phải được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin uốn ván. Thời gian tiêm mũi thứ hai cần cách mũi thứ nhất một tháng, và cách ít nhất 15 - 30 ngày trước khi đẻ.
Tiêm vắc-xin uốn ván khi mang thai là cách dự phòng uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
Tiêm phòng vắc-xin uốn ván là cách dự phòng uốn ván rốn hiệu quả do miễn dịch trong cơ thể người mẹ có thể truyền sang cho em bé trong khoảng một tháng đầu sau đẻ.
Trong trường hợp trẻ bị đẻ rơi, người mẹ không tiêm phòng uốn ván trong thời gian mang thai hoặc người mẹ sinh em bé trong điều kiện vô khuẩn thấp thì cần được tiêm với SAT 1500 đơn vị, tiêm bắp sau đẻ một lần.
Làm gì khi trẻ bị uốn ván và cách chăm sóc ra sao?
Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ trẻ bị uốn ván thì cơ sở y tế nơi trẻ điều trị cần ngay lập tức đưa trẻ lên bệnh viện tuyến trên. Y tế cơ sở có thể tiêm thuốc an thần hoặc kháng sinh cho bệnh nhi trong khi di chuyển để giảm bớt cơn co giật.
Khi di chuyển trẻ, cố gắng di chuyển nhẹ nhàng, tránh tiếng động để trẻ giảm bớt các cơn co giật. Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, tránh thăm khám quá nhiều. Tốt nhất nên đặt trẻ trong lồng kính hoặc giường ấm.
Trẻ khi bị uốn ván cần được chăm sóc đặc biệt. Nhất là luôn đảm bảo nhu cầu nước, điện giải, năng lượng cho trẻ bằng cách truyền tĩnh mạch. Cung cấp sữa mẹ hoặc sữa đặc hiệu cho trẻ bằng ống sone dạ dày.
Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái thì cần viện trợ thông khí phổi. Đối với trường hợp nặng hơn thì cần phải dùng máy thở.
Chủ động dự phòng uốn ván rốn vẫn tốt hơn là chữa bệnh.
Mặc dù khoa học hiện nay đã vô cùng hiện đại. Các bác sĩ đã tìm ra loại huyết thanh có thể chữa trị bệnh uốn ván. Tuy nhiên không có gì đảm bảo rằng sau khi điều trị thì trẻ sẽ không bị di chứng của bệnh. Vì vậy nên dự phòng uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh để trẻ sinh ra khỏe mạnh và an toàn.
Cách tốt nhất là phụ huynh, nhất là các thai phụ cần phải quan tâm tiêm phòng, cũng như tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn để có thể bảo vệ tốt nhất thai nhi của mình trước bệnh uốn ván.
Hoàng Minh