Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dịch cúm A/H5N1 đang bùng phát ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc và có nguy cơ lan rộng đến Việt Nam. Đứng trước tình trạng đáng lo ngại này, chúng ta cần sớm có biện pháp phòng ngừa, khi mà nguy cơ lây lan từ người sang người của dịch là rất cao.
Bên cạnh đó, những ngày này còn rộ lên tình trạng dịch cúm gia cầm A/H5N6 đang lan nhanh tại các tỉnh trong nước. Trước tình hình diễn biến phức tạp, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng về việc chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và người, theo đúng công văn đề nghị của Bộ NN&PTNN.
Hiện tại ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại Quảng Ninh duy nhất trên cả nước đã được kiểm soát kịp thời. Song song đó bộ NN&PTNN cũng đã tiến hành lấy mẫu giám sát trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố. Kết quả thu được dương tính với virus cúm A là 37,72%, trong đó dương tính với A/H5N1 là 1,19%, A/H5N6 là 1,82% (trên tổng 3.966 mẫu gộp của 19.830 mẫu gia cầm đã được xét nghiệm).
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Thú y, ông Phạm Văn Đông cũng bày tỏ sự quan ngại trong thời tiết bất thường như hiện nay. Nhất là khi Trung Quốc cũng đang bùng phát dịch A/H5N1 thì nguy cơ dịch tái phát cúm gia cầm ở nước ta rất cao. Để ứng phó, ông khuyến cáo mọi người cần thực hiện “phòng bệnh là chính”.
Từ cấp địa phương phải được tổ chức phòng dịch tận gốc ở những cơ sở chăn nuôi gia cầm. Bên cạnh nâng cao ý thức người chăn nuôi thì chúng ta cũng phải triển khai tiêm vaccine ngừa cúm gia cầm cho đàn trong quý I/2020. Ở các vùng trọng điểm, có nguy cơ cao thì phải tổ chức tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường.
Cúm gia cầm do virus Influenza A gây nên và là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Bệnh lan nhanh ở mọi loại gia cầm và còn có nguy cơ lây sang người. Bởi các triệu chứng vô cùng đáng lo ngại mà cúm gia cầm gây nên mà mỗi người cần có ý thức phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
Để đảm bảo chúng ta nên chọn mua gà ở các cơ sở có giống tốt, uy tín và đảm bảo không có bệnh. Đồng thời chỉ chọn loại gà khỏe mạnh để mua. Khi mua về cũng không nhốt chung gà mới với gà khỏe đang nuôi mà cần cách ly riêng trong 10 ngày.
Chuồng trại cần được vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên. Chuồng, dụng cụ chăn nuôi cũng luôn phải giữ sạch sẽ và khô ráo. Sát trùng chuồng, khu vực thả gà thường xuyên và hạn chế cho người ra vào. Thức ăn và nước uống thì đảm bảo vệ sinh.
Người chăn nuôi cần chủ động ngăn ngừa và không cho gà tiếp xúc với thuỷ cầm, bồ câu, chim trời. Đặc biệt cũng không được nuôi chung gà cùng với các loại gia súc hay gia cầm khác. Những loại gia cầm ốm yếu phải thường xuyên thải loại ra khỏi đàn. Đặc biệt không được quên tiên vaccine phòng bệnh theo đúng hướng dẫn của các cơ quan thú y.
Nếu thấy gà có hiện tượng ốm, chết thì người chăn nuôi cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở để được xử lý sớm. Ngoài ra với những loại gà ốm thì không được bán tháo, không vứt xác gà chết bừa bãi và đặc biệt là thịt gia cầm trong đàn bệnh cũng không được ăn.
Nếu chẳng may có ổ dịch thì phải bao vây và tiêu hủy toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh cùng gia cầm khác trong đàn ngay. Biện pháp tiêu hủy là đốt hoặc đào hố chôn sâu, sử dụng chất sát trùng hoặc vôi bột theo đúng như quy định của thú y. Sau đó tiến hành tiêu độc và vệ sinh ổ dịch theo hướng dẫn.
Các cơ sở chăn nuôi nên lưu ý rằng theo đúng quy định thì hiện nay nếu phát hiện bệnh cúm gia cầm thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở ấy sẽ bị tiêu hủy và tiêu độc, không tiến hành điều trị. Nguyên nhân là bởi mọi loại kháng sinh và hóa dược đang được sử dụng đều không có tác dụng với cúm gia cầm. Ngoài ra virus gây bên cúm gia cầm còn lây lan nhanh, gây nguy hiểm tới mọi loài gia cầm, chim và cả con người nữa.
Dù hiện tại dịch cúm gia cầm mới dừng ở mức nguy cơ, nhưng không vì thế mà các địa phương chủ quan. Bởi trường hợp dịch xảy ra ở một điểm nhỏ lẻ mà lơ là thì nguy cơ bùng phát và lan nhanh ra nhiều điểm là rất lớn. Mọi người, kể cả người chăn nuôi cần quyết tâm không để bùng phát dịch cúm gia cầm trong thời điểm này, khi mà dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.