Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu phụ nữ đang trong thai kỳ mà bị nhiễm virus Rubella thì bệnh có thể đi qua nhau thai và lây truyền cho thai nhi. Từ đó, gây ra hội chứng Rubella bẩm sinh.
Khi người mẹ bị nhiễm bệnh Rubella khi tuổi thai của bé còn càng nhỏ thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị rubella bẩm sinh càng cao hơn.
Phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh rubella, đặc biệt vào 18 tuần đầu của thai kỳ thì có thể gây sẩy thai, thai lưu, sinh non và dẫn tới các tổn thương nặng nề cho thai nhi. Trường hợp dễ mắc Rubella bẩm sinh ở trẻ: Trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm rubella khi mang thai và trẻ khi làm xét nghiệm rubella IgM cho kết quả dương tính với rubella.
Biến chứng của hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ gồm:
Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung. Còn nếu thai tiếp tục được phát triển thì trẻ sinh ra thường thiếu cân, chậm lớn và chậm mọc răng. Đồng thời, còn kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên), đục giác mạc, tim tiên thiên lỗ thông vách tim; các ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi. Thậm chí, trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.
Việc chẩn đoán xác định trẻ sơ sinh bị nhiễm Rubella thường căn cứ vào việc xét nghiệm kháng thể trong máu vùng cuống rốn. Từ đó, hoàn toàn có thể khẳng định nhiễm khi tìm thấy cả rubella IgM dương tính và IgG dương tính trong máu trẻ.
Hội chứng rubella bẩm sinh được chẩn đoán xác định ở trẻ sơ sinh như sau:
Không thể tiêm chủng vắc xin để phòng bệnh rubella cho phụ nữ đang có thai. Vì vậy, nếu chưa tiêm phòng trước khi mang thai thì việc chẩn đoán nguy cơ nhiễm rubella ở thai phụ có vai trò rất quan trọng.
Trong trường hợp phụ nữ đang mang thai bị mắc rubella:
Ngoài ra, mẹ bầu đồng thời cũng cần được điều trị triệu chứng như:
Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc bệnh rubella. Tuy nhiên, rủi ro của bạn có thể cao hơn người khác nếu bạn nằm trong các đối tượng dưới đây:
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không nằm trong các yếu tố nguy cơ trên không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bị nhiễm bệnh, do những dấu hiệu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn nên chủ động tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có thể biết thêm chi tiết.
Hai biện pháp chính của phòng ngừa bệnh là cách ly và tiêm chủng vắc-xin. Tiêm phòng vắc-xin Rubella giảm độc lực và tạo nên miễn dịch cho cơ thể ít nhất là 16 năm hoặc có thể cả đời. Vì vậy, cha mẹ nên tiêm phòng Rubella chủ động cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi.
Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ từ 15-30 tuổi, nếu chưa mắc bệnh bao giờ hoặc chưa tiêm khi nhỏ thì cần tiêm ngừa bổ sung vắc-xin này. Việc này giúp phòng bệnh Rubella và ngừa khi mang thai bị bệnh, để tránh gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi.
Những đối tượng không cần tiêm chủng vắc xin Rubella, bao gồm:
Ngoài ra, nếu bạn đang bị bệnh bất kì thì hãy chờ cơ thể bình phục hoàn toàn cơ thể trước khi tiêm vắc xin.
Thanh Hoa
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...