Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Sức khỏe sinh sản/
  4. Thai chết lưu

Thai chết lưu là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Khánh Vy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Xem thêm thông tin

Việc mất con do thai chết lưu vẫn là một thực tế đáng buồn đối với nhiều gia đình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hạnh phúc của gia đình. Thai chết lưu là việc em bé bị chết hoặc mất trước hoặc trong khi sinh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thai chết lưu

Thai chết lưu là gì?

Thai chết lưu trong tử cung là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ.

Thai chết lưu còn được phân loại tùy theo thời gian:

  • Thai chết lưu trước tuần thứ 20 thì được gọi là sảy thai.
  • Thai chết lưu sớm là tình trạng thai chết lưu xảy ra từ 20 đến 27 tuần hoàn thành của thai kỳ.
  • Thai chết lưu muộn xảy ra trong khoảng từ 28 đến 36 tuần thai kỳ.
  • Thai chết lưu đủ tháng xảy ra từ 37 tuần thai nghén trở lên.

Triệu chứng thai chết lưu

Những dấu hiệu và triệu chứng của thai chết lưu

Thai chết lưu dưới 20 tuần

Nhiều trường hợp không có triệu chứng làm cho phát hiện muộn, một số trường hợp người bệnh thấy bụng bé đi hoặc không to lên dù mất kinh đã lâu.

Xuất huyết âm đạo: Máu đỏ sẫm hay nâu đen.

Đau bụng: Thường không đau bụng, chỉ đau bụng khi dọa sẩy hay đang sảy thai lưu.

Thai chết lưu trên 20 tuần

Thai phụ không thấy thai cử động nữa, không thấy bụng to lên, thậm chí bé đi (nếu thai đã chết lâu ngày).

Hai vú tiết sữa non.

Ra máu âm đạo: Hiếm gặp.

Đau bụng: Khi chuẩn bị sảy, đẻ thai lưu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh thai chết lưu

Ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người mẹ: Thai chết lưu bao giờ cũng gây ra những hậu quả tâm lý nặng nề cho người mẹ vì mất đi một đứa con đang được mong đợi.

Rối loạn đông máu.

Nhiễm trùng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân thai chết lưu

Nguyên nhân gây thai chết lưu

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu bao gồm:

Dị tật bẩm sinh, có hoặc không có sự bất thường về nhiễm sắc thể.

Dây rốn bất thường: Nếu dây rốn bị thắt lại hoặc bị siết chặt, em bé không thể nhận đủ oxy. Các vấn đề về dây rốn là một nguyên nhân gây ra thai chết lưu vào cuối thai kỳ.

Nhau thai cung cấp cho em bé oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy nếu nhau thai có bất thường sẽ dẫn đến thai nhi có vấn đề. Các vấn đề nhau thai gồm: Lưu lượng máu kém, nhau bong non.

Bệnh lý ở người mẹ như tiểu đường, tăng huyết áp, lupus, béo phì, bệnh huyết khối, rối loạn tuyến giáp.

Nhiễm trùng trong thai kỳ. Nhiễm trùng là nguyên nhân của thai chết lưu phổ biến trước tuần thứ 24.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh thai chết lưu

Dấu hiệu nào gợi ý thai chết lưu?

Dấu hiệu gợi ý thai chết lưu bao gồm:

  • Mất triệu chứng thai nghén như đột ngột không còn buồn nôn, nôn.
  • Không cảm nhận sự chuyển động trong thời gian dài.
  • Đau bụng dữ dội hoặc kéo dài.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Cảm giác khác thường: Như đau lưng dữ dội.

Xem thêm thông tin: Những dấu hiệu thai lưu 8 tuần mẹ nên biết

Thai chết lưu thường gặp ở đối tượng nào?

Thai chết lưu có liên quan đến yếu tố di truyền không?

Ăn uống không đủ dinh dưỡng có phải nguyên nhân gây thai chết lưu không?

Thai chết lưu thì sau bao lâu có thể mang thai lại?

Hỏi đáp (0 bình luận)