Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rubella là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh, trong đó, nhóm đối tượng có nguy cơ cao là trẻ em và thanh thiếu niên. Rubella thường gây sốt nhẹ và phát ban ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nhiễm virus Rubella trong thai kỳ là điều đáng lo ngại, có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh – hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) nếu mang thai trong 3 tháng đầu.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Rubella là gì? 

Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, biểu hiện đặc trưng bởi nổi ban đỏ. Rubella thường ít nguy hiểm đối với trẻ em và người trưởng thành, tuy nhiên đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu, có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh.

Rubella rất dễ lây lan, có thể lây truyền trong không gian nhỏ, ngay cả khi không tiếp xúc giữa người với người. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đem đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Rubella

Có thể nhận thấy dấu hiệu đặc trưng nhất ở người bệnh Rubella là ban đỏ xuất hiện từ 14 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm.

  • Ở thể Rubella điển hình: Dấu hiệu của bệnh thường nhẹ và lành tính, tỷ lệ biến chứng và tử vong. Triệu chứng ở bệnh nhân thể Rubella điển hình: Sốt nhẹ, ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở mặt, cổ và lan khắp toàn thân, có các dấu hiệu ở cơ quan bạch huyết. Ngoài ra, người bệnh Rubella thường gặp tổn thương hạch bạch huyết ở sau tai, vùng chẩm, cổ sau. Ở người lớn mắc bệnh Rubella thường sốt và phát ban nhiều hơn, kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, đau khớp.

  • Ở thể Rubella bẩm sinh: Phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu mắc bệnh Rubella rất dễ bị sẩy thai, đẻ non, dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Biến chứng thường gặp nhất ở trẻ mắc Rubella bẩm sinh: Đục thủy tinh thể, thiểu năng tim và điếc bẩm sinh.

Thông thường, bệnh Rubella rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh Sởi do nhiều triệu chứng giống nhau. Để có thể phân biệt được hai căn bệnh này, có thể dựa vào một số điểm đặc trưng sau.

Bệnh sởi

Bệnh Rubella

Triệu chứng của bệnh có thể kéo dài lên đến 10 ngày.

  • Phát ban nổi rõ thành từng đốm, lành vẫn có thể để lại dấu vết;

  • Sốt cao có thể lên đến 400C;

  • Có giai đoạn tiền triệu chứng đặc trưng với các biểu hiện như sốt, chảy nước mũi, ho khan, viêm kết mạc.

Triệu chứng bệnh có thể kéo dài khoảng 5 ngày.

  • Phát ban nhẹ, mờ nhanh, sau khi khỏi ban biến mất hoàn toàn;

  • Sốt nhẹ;

  • Không có giai đoạn tiền triệu chứng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc Rubella

Rubella nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

Đối với người bệnh nói chung:

Rubella là dạng nhiễm trùng nhẹ hơn so với Sởi, hình thành miễn dịch sau khi mắc và khỏi bệnh. Một số nữ giới phơi nhiễm virus Rubella dễ gặp biến chứng viêm khớp ở cổ tay, ngón tay và đầu gối. Ngoài ra, Rubella có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm não.

Đối với phụ nữ mang thai:

Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ – khi các bộ phận của thai nhi đang hình thành. Virus xâm nhập qua hàng rào nhau thai đến bào thai và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.

Phụ nữ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể: Sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu.

Trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao gây đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu, dị tật tim, điếc bẩm sinh, khiếm khuyết các cơ quan trong cơ thể, viêm phổi, viêm màng não,… và có thể dẫn đến tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến Rubella

Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus Bubella thuộc họ Togaviridae gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus Rubella nhân lên trong các tế bào đường hô hấp, lan đến các hạt lympho rồi vào máu. Sau khi nhiễm khỏi bệnh hoặc tiêm vaccine phòng bệnh Rubella, cơ thể sẽ có miễn dịch bền vững và bảo vệ trọn đời.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải Rubella

Rubella có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, nhưng mối đe dọa nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Rubella

Có rất nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, như:

  • Rubella rất dễ lây lan, sự lây truyền xảy ra khi tiếp xúc giữa người với người cũng như lây lan trong không khí. Rubella có thể lây truyền trong không gian nhỏ, ngay cả khi không tiếp xúc giữa người với người;

  • Người có nguy cơ mắc bệnh Rubella: Chưa tiêm vaccine phòng ngừa Rubella hoặc những người chưa từng mắc bệnh Rubella;

  • Du lịch đến khu vực lưu hành Rubella hoặc tiếp xúc những người bị Rubella đến từ các khu vực này sẽ làm tăng nguy cơ phơi nhiễm Rubella.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Rubella

Chẩn đoán phải dựa vào triệu chứng lâm sàng của Rubella và xét nghiệm cần thiết:

Triệu chứng lâm sàng: Sốt, phát ban, ho, mệt mỏi, biếng ăn,…

Xét nghiệm:

Xét nghiệm Rubella IgM: Phát hiện kháng thể IgM đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus Rubella. IgM xuất hiện trung bình sau 7 – 10 ngày khi người bệnh phơi nhiễm, tiếp tục tăng và đạt đỉnh kéo dài trong vài tuần, sau đó giảm dần. Xét nghiệm Rubella IgM giúp chẩn đoán sàng lọc những người nghi ngờ mắc Rubella.

Xét nghiệm Rubella IgG: Kháng thể IgG tồn tại trong máu suốt đời kể cả khi bệnh được điều trị khỏi. Kháng thể IgG giúp chống lại virus Rubella xâm nhập vào những lần sau. Xét nghiệm IgG thường giúp kiểm tra một người đã có miễn dịch với Rubella hay chưa.

Xét nghiệm Rubella PCR: Phương pháp có giá trị chẩn đoán cao, phát hiện các RNA của Rubella kể cả khi kháng thể IgG và IgM chưa xuất hiện.

Phương pháp điều trị Rubella

Việc điều trị Rubella mang tính chất hỗ trợ, không có liệu pháp kháng virus Rubella cụ thể được chấp thuận để điều trị bệnh Rubella.

Nguyên tắc điều trị: Cách ly bệnh nhân Rubella.

Biện pháp điều trị:

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị Rubella đặc hiệu. Bệnh thường có diễn biến nhẹ nên không cần chăm sóc và điều trị đặc biệt. Nếu đã nhiễm bệnh thì cơ thể bệnh nhân sẽ tự đề kháng và miễn dịch với bệnh.

Điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng: Hạ sốt hay giảm đau, có thể dùng kem bôi ngoài da nếu có biểu hiện ngứa. Nếu trẻ sốt cao, có thể cho trẻ uống nhiều nước, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi thực sự cần thiết và không nên dùng aspirin. Khi không có bội nhiễm thì không sử dụng kháng sinh.

Bệnh nhân Rubella cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Nếu đang mang thai, bác sĩ có thể chỉ định kháng nguyên Rubella (hyperimmune globulin) giúp mẹ tự đề kháng với virus Rubella nhưng con vẫn có nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của Rubella

Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh, bao gồm:

  • Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ;

  • Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ;

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị;

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe;

  • Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và thường xuyên;

  • Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe;

  • Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Phương pháp phòng ngừa Rubella

Để phòng ngừa bệnh, cần chú ý một số điều sau:

  • Tiêm phòng vaccine Rubella đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế;
  • Cách ly người mắc Rubella, tránh tập trung đông người khi có dịch;
  • Những người tiếp xúc với bệnh nhân và bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế;
  • Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân;
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên;
  • Nâng cao thể trạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng.

Vì mức độ nguy hiểm của bệnh Rubella, phụ nữ mang thai cần:

  • Tiêm phòng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh;
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân có phát ban, sốt hoặc trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh;
  • Nếu phụ nữ mang thai trong những tháng đầu có triệu chứng phát ban, sốt cần đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng của bệnh.
Nguồn tham khảo

https://www.msdmanuals.com/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rubella/symptoms-causes/syc-20377310

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rubella/diagnosis-treatment/drc-20377315

Các bệnh liên quan

  1. Lỵ trực khuẩn

  2. Sán dây cá

  3. Lậu

  4. Nhiễm Clostridium botulinum

  5. Viêm màng não do virus

  6. Bệnh than

  7. Giun xoắn

  8. Chân madura

  9. Cúm gà (H5N1)

  10. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh