Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi và Rubella là 2 bệnh truyền nhiễm phổ biến với nhiều điểm tương đồng. Chính vì thế rất nhiều người gặp khó khăn khi phân biệt, thậm chí còn cho rằng sởi là Rubella thực chất chỉ là một bệnh. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn nắm vững cách phân biệt, phòng ngừa 2 bệnh lý sởi và Rubella.
Bệnh sởi và Rubella (hay sởi Đức) thường bị nhầm lẫn là tên gọi chung của bệnh sởi thông thường do có nhiều dấu hiệu lâm sàng khá giống nhau. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh lý truyền nhiễm hoàn toàn khác nhau. Không phân biệt được 2 căn bệnh này có thể dẫn tới việc điều trị không đúng cách, làm tăng nguy cơ biến chứng do sởi và Rubella gây ra.
Vậy làm thế nào để phân biệt cũng như phòng ngừa 2 bệnh sởi và Rubella? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về 2 căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!
Sởi và Rubella có rất nhiều điểm tương đồng từ con đường lây nhiễm và một số dấu hiệu lâm sàng. Đầu tiên, cả 2 bệnh này đều là bệnh lý truyền nhiễm do virus gây ra, có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và có khả năng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát. Sởi và Rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt những đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,... hoặc những người đi vào vùng dịch.
Một điểm tương đồng nữa giữa 2 bệnh lý này chính là các dấu hiệu lâm sàng. Người bị sởi và Rubella thường xuất hiện các nốt phát ban trên da kèm theo một số triệu chứng tại đường hô hấp và toàn thân như ho, chảy nước mũi, sốt,... Mặc dù rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch nhưng cả 2 bệnh sởi và Rubella đều có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin.
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Trong khi đó, bệnh Rubella do virus thuộc họ Togaviridae gây ra. Đây là 2 loại virus hoàn toàn khác nhau, do đó nếu chỉ tiêm vắc xin sởi đơn sẽ không có tác dụng phòng bệnh Rubella.
Mặc dù sởi và Rubella có nhiều triệu chứng tương đồng dễ gây nhầm lẫn nhưng thực tế vẫn có rất nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên là thời gian ủ bệnh, virus sởi thường ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 1 đến 7 ngày, còn Rubella ủ bệnh lâu hơn từ 12 đến 14 ngày. Về triệu chứng bệnh, chúng ta có thể phân biệt 2 căn bệnh này dựa vào một số thông tin dưới đây.
Bệnh sởi
Người bị mắc sởi thường ủ bệnh và khởi phát trong khoảng 14 đến 17 ngày với triệu chứng ban đầu là sốt cao đột ngột 39 đến 40 độ C. Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo ho khan, viêm kết mạc mắt. Đến giai đoạn toàn phát, người bệnh thường sốt cao hơn, các nốt ban sởi đặc trưng bắt đầu xuất hiện.
Ban sởi thường mịn khi sờ, phẳng hoặc hơi gồ so với bề mặt da, có màu đỏ tía. Những ban này có hình bầu dục hoặc hình tròn và tập trung thành từng đám đường kính 3 đến 6mm xen kẽ giữa các vùng da lành. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện hạt Koplik (nội ban) trong giai đoạn toàn phát. Đây chính là những hạt trắng có kích thước 0,5 đến 1mm có quầng ban đỏ xung quanh, thường xuất hiện ở niêm mạc má phía trong khoang miệng tại vị trí ngang với răng hàm.
Một điểm đặc trưng dễ dàng phân biệt ban sởi với ban Rubella chính là trình tự xuất hiện. Ban sởi thường mọc từ khu vực đầu, mặt rồi lan dần xuống cổ, tay, bụng, hai chi dưới và hiếm khi xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Đáng chú ý, các nốt ban sẽ biến mất theo đúng thứ tự xuất hiện khi bước vào giai đoạn phục hồi. Đặc biệt, các nốt ban nhạt màu sẽ có màu xám, bong vảy, dễ để lại vết thâm giống như “da hổ”. Những vết thâm này có thể nhạt dần và biến mất sau vài tháng.
Bệnh Rubella
Khác với bệnh sởi, Rubella thường khởi phát bằng triệu chứng sốt nhẹ kèm theo nổi hạch sưng đau ở cổ hoặc cạnh tai. Những hạch này thường xuất hiện trước nốt ban và tồn tại sau vài ngày khi hết ban.
Ban Rubella có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào mà không theo trình tự nhất định. Những nốt ban này thường có hình tròn hoặc bầu dục với đường kính 1 đến 2mm, tập trung thành mảng hoặc mọc riêng lẻ. Điểm khác biệt so với ban sởi chính là ban Rubella có thể gây ra cảm giác ngứa. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kèm theo đau khớp, đau khắp cơ thể. Đến giai đoạn hồi phục, các nốt ban sẽ bay nhanh và thường không để lại dấu vết gì.
Theo các chuyên gia, biến chứng của sởi thường nặng nề hơn so với Rubella, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì Rubella lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn.
Cụ thể, sởi có thể gây ra biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não, viêm não,... rất nguy hiểm. Đối với phụ nữ mang thai mắc sởi có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai lưu,...
Trong khi đó, Rubella thường gây ra biến chứng đau và sưng khớp. Một số trường hợp có thể gây xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm não, viêm thần kinh, đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi nếu thai phụ nhiễm Rubella trong thai kỳ.
Sởi và Rubella hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều điều trị theo triệu chứng, dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm hoặc có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân chính là thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.
Biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất hiện nay chính là tiêm vắc xin. Sởi và Rubella đều đã có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Hiện nay có 2 loại vắc xin phổ biến giúp phòng ngừa sởi, Rubella hiệu quả tới 98% gồm sởi đơn và sởi kết hợp. Trong đó, vắc xin sởi kết hợp gồm Priorix (Bỉ) và MMR II (Mỹ) có thể tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi với khả năng phòng bệnh cả 2 bệnh sởi và Rubella.
Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và người có miễn dịch yếu, người thường xuyên di chuyển qua vùng có nguy cơ dịch cũng là đối tượng nên chủ động tiêm phòng vắc xin sởi và Rubella.
Bên cạnh đó, chúng ta cần thực hiện song song các biện pháp phòng bệnh như:
Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh sởi và Rubella. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức để phân biệt giữa 2 căn bệnh này. Đồng thời biết cách phòng ngừa sởi và Rubella hiệu quả. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ sởi hoặc Rubella, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.