Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Có nên chườm nóng để tan máu bầm hay không?

Ngày 17/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Các chấn thương nếu xảy ra ở mạch máu bị tổn thương sẽ làm xuất hiện các vết bầm tím gây đau nhức, sưng nhẹ và còn mất thẩm mỹ nữa. Có một số phương pháp để làm tan máu bầm và nhiều trong đó phương pháp chườm nóng vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. 

Vậy chườm nóng có giúp làm giảm sưng, tan máu bầm không? Khi nào mới nên chườm nóng, cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé. 

Vết bầm là gì?

Vết bầm tím là tình trạng màu da có sự thay đổi do chấn thương ở mô hoặc da. Các vết thương này sẽ phá hủy các mạch máu dưới da, khiến máu bị ứ đọng dưới da và xuất hiện các vết bầm tím. Việc xuất hiện các vết bầm tím sẽ do nhiều nguyên nhân như tai nạn, ngã xe, chấn thương thể thao, thủ thuật y tế. 

Ngoài ra, da bạn sẽ dễ bị bầm tím hơn nếu: 

  • Gia đình có tiền sử dễ bị bầm tím.
  • Bị ung thư hoặc bị bệnh gan.
  • Sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu.
  • Sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm chống viêm, giảm đau không steroid để giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen. 
  • Bị rối loạn chảy máu như bệnh ưa chảy máu, bệnh Von Willebrand hoặc rối loạn đông máu khác. 
  • Thiếu vitamin K hoặc vitamin C.
  • Có số lượng tiểu cầu trong máu thấp.  

Có nên chườm nóng tan máu bầm? 1

Vết bầm tím là tình trạng màu da có sự thay đổi do chấn thương ở mô hoặc da

Có nên chườm nóng tan máu bầm không?

Nhiều người nghĩ rằng việc chườm nóng sẽ làm tan máu bầm, máu cục. Tuy nhiên không phải lúc nào phương pháp này cũng đúng và hiệu quả. Nếu bạn chườm nóng không đúng thời điểm sẽ làm tăng sự bầm tím, phù nề, chảy máu nhiều hơn.

Bầm tím là do các chấn thương mạch máu làm máu tụ dưới da, nếu lúc mạch máu vừa mới tổn thương, máu đang chảy ra, khi đó việc chườm ấm sẽ làm mạch máu giãn nở khiến máu sẽ chảy và tụ lại nhiều hơn. Việc chườm nóng để tan máu bầm, máu cục chỉ nên thực hiện sau khi bị thương vài ngày tức là lúc máu đã được đông lại.

Có nên chườm nóng tan máu bầm? 2

Chỉ nên chườm nóng tan máu bầm sau khi bị thương vài ngày

Làm thế nào để tan máu bầm trên da?

Chườm nóng không phải là một biện pháp được áp dụng ngay sau khi bị chấn thương để làm giảm bầm tím. Vậy có cách nào để làm tan vết bầm trên da? Các vết bầm sẽ được biến mất trong khoảng 10 ngày - 2 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp nào. Nếu một số vết bầm nghiêm trọng hơn thì có thể kéo dài 1 tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, nếu áp dụng 1 số biện pháp dưới đây có thể giúp vết bầm nhanh tan hơn, như:

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, kê cao vùng bị thương để ngăn ngừa sưng tấy, giảm đau. 
  • Chườm đá: Nên chườm đá trong khoảng 24-48 giờ đầu tiên sau khi bị thương. Việc chườm đá sẽ làm co mạch và làm chậm lưu lượng máu đến khu vực bị thương, giúp vết bầm nhanh tan máu tụ hơn. Ngoài ra, nước đá cũng sẽ giúp làm giảm sưng, giảm đau. Cách chườm đá lạnh hiệu quả và an toàn là cho đá vào một chiếc khăn sạch quấn lại hoặc dùng túi chườm lạnh. Không chườm đá trực tiếp lên da. Việc chườm đá không thực hiện quá 15 phút mỗi lần, nên thực hiện lặp lại một vài lần trong 1-2 ngày đầu bị chấn thương.
  • Thực hiện chườm ấm: Đối với phương pháp này thì bạn không thực hiện liền sau khi bị bầm mà cần đợi 2-3 ngày. Việc chườm nóng sẽ thúc đẩy lưu thông máu ở các mạch máu khỏe mạnh xung quanh của vết bầm. Nên chườm trong vòng 15 phút và 3 lần/ngày. Sử dụng túi chườm nóng để thực hiện chườm dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thay vì chườm ấm, nhiều người cũng chọn thoa dầu nóng lên chỗ chấn thương để vết bầm được nhanh tan hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên thực hiện sau 2-3 ngày vết bầm xuất hiện. Bạn có thể sử dụng dầu nóng Medicated Hong Kong Zung Seon để hỗ trợ đánh tan máu bầm. Lấy một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay và xoa bóp nhẹ nhàng vết bầm để máu được nhanh tan hơn. Ngoài ra, sản phẩm này còn được nhiều người sử dụng để hỗ trợ cho việc chữa đau bụng, nhức mỏi hay khi bị côn trùng đốt. 
  • Uống thuốc: Đối với những trường hợp bị thương nặng, vết bầm tím nhiều thì bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau paracetamol. 
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất để cơ thể tự chữa lành nhanh hơn. Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin như cam, chanh, ổi,...
  • Bổ sung nhiều nước: Giữ cơ thể đủ nước bằng nước lọc hoặc các trà thảo mộc sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm máu bầm tan nhanh hơn. 
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá sẽ làm chậm quá trình hồi phục cho da và cơ thể. 
  • Đến bệnh viện để được thăm khám: Trong trường hợp cơ thể có vết bầm kéo theo các triệu chứng sốt; vết bầm sưng lên; chuyển sang màu đỏ và rất đau; không cử động được; vết bầm ngay ở vùng mắt;... thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể và có biện pháp phù hợp.  

Có nên chườm nóng tan máu bầm? 3

Dầu nóng Medicated Hong Kong Zung Seon

Như vậy, khi cơ thể gặp các chấn thương có thể làm máu tụ lại, lúc đầu bạn nên chườm lạnh trước rồi sau đó bạn có thể chườm nóng hoặc thoa dầu nóng để vết bầm được tan, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, vết thương nhanh lành hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn trong việc xử lý các vết bầm. 

Hoàng Trang

Nguồn: Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm