Tuy nhiên, vì đây là phương pháp mới nên vẫn còn nhiều băn khoăn xung quanh vấn đề: có nên đặt vòng tránh thai nội tiết không?
Ưu điểm của vòng tránh thai nội tiết
- Ưu điểm đầu tiên là đặt vòng tránh thai nội tiết cho hiệu quả cao đến 98 – 99%, phát huy tác dụng ngừa thai ngay lập tức và hiệu quả lâu dài từ 5 – 10 năm.
- Hiệu quả ngừa thai cao: tỷ lệ có thai trong năm đầu sử dụng là 0-0.2%, tỷ lệ có thai tích luỹ trong 5 năm sử dụng là 0.5-1.1%, cho thấy hiệu quả ngừa thai của Mirena đạt tới 99%. Mirena được đánh giá tương đương với triệt sản nhưng lại có khả năng hồi phục chức năng sinh sản một cách nhanh chóng.
- Biện pháp này rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh sản, chị em có thể lấy vòng ra bất cứ lúc nào để mang thai, sinh nở khi có nhu cầu.
- Các phụ nữ sau sinh 6 – 8 tuần có thể áp dụng biện pháp đặt vòng tránh thai mà không gây mất sữa, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, an toàn với con nhỏ.
- Vòng tránh thai nội tiết không ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu” vì không gây bất tiện hoặc giảm ham muốn trong quá trình quan hệ tình dục.
Vòng tránh thai nội tiết rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh sản
Ưu điểm của đặt vòng tránh thai nội tiết mang lại giúp chị em giảm lượng máu kinh mất đi, giảm đau bụng kinh, giảm nguy cơ và làm chậm phát triển u xơ tử cung do tác dụng của hormone progesterone. Mirena ngoài tác dụng ngừa thai còn được coi như là một phương pháp điều trị hiệu quả những trường hợp rong kinh cơ năng liên quan đến nội tiết, và những trường hợp rong kinh do u xơ tử cung, hay lạc nội mạc tử cung.
Chưa hết, vòng tránh thai nội tiết rất tiện lợi, không có cảm giác vướng víu hay bất tiện, dễ sử dụng lại tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết
Bất cứ biện pháp tránh thai nào cũng có những ưu nhược điểm riêng và những ưu nhược điểm của đặt vòng tránh thai cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ngoài những ưu điểm kể trên, đặt vòng tránh thai còn tồn tại những nhược điểm và tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra sau khi áp dụng phương pháp này như:
- Tăng nguy cơ viêm phụ khoa: Vòng tránh thai nội tiết được được đặt vào tử cung làm thay đổi nội tiết, sinh hóa tế bào nội mạc tử cung ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ quan sinh sản. Mặc dù chỉ là nguy cơ ít xảy ra nhưng chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ vì rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín.
- Tăng dịch tiết âm đạo, cổ tử cung: Khi được đặt vào tử cung, vòng tránh thai nội tiết với vai trò là vật thể lạ có thể gây phản ứng viêm không có vi khuẩn làm tăng dịch tiết âm đạo và cổ tử cung. Tình trạng này khiến chị em hơi khó chịu vì vùng kín thường xuyên ở trong tình trạng ẩm ướt.
Vòng tránh thai nội tiết có thể làm tăng khả năng viêm nhiễm phụ khoa.
- Rối loạn kinh nguyệt: Trong vài tháng đầu sau khi áp dụng, chị em có thể nhận thấy nhược điểm của đặt vòng tránh thai nội tiết khi chu kỳ kinh nguyệt đến quá sớm hoặc quá muộn, rong kinh, số lượng máu kinh ra nhiều, mất kinh do rối loạn nội tiết.
- Tăng nguy cơ u nang buồng trứng: Đặt vòng tránh thai nội tiết có sử dụng hormone progesterone sau sinh có thể gây nguy cơ u nang buồng trứng nhưng đây thường là dạng u lành tính và sẽ biến mất ngay sau đó.
- Gây một số tác dụng phụ: Bên cạnh những nhược điểm trên, đặt vòng tránh thai nội tiết còn tồn tại các tác dụng phụ như: nhức đầu, buồn nôn, đau tức ngực, nổi mụn trứng cá... Các triệu chứng sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết chỉ thoáng qua và không có gì đáng lo lắng.
Nếu bạn đang băn khoăn về ưu nhược điểm của đặt vòng tránh thai thì rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện thường gặp nhất khi áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau khi nội tiết tố ổn định, cơ thể quen với sự có mặt của dụng cụ tránh thai.
Có nên đặt vòng tránh thai nội tiết?
Với những ưu nhược điểm của đặt vòng tránh thai nội tiết rên đây, chắc hẳn chị em đã có được những thông tin hữu ích khi áp dụng phương pháp này.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản để hạn chế nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết.
Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, để phát huy các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm và tuyệt đối không xảy ra biến chứng, chị em nên thực hiện những lời khuyên sau:
- Trước khi đặt vòng tránh thai nội tiết, bạn hãy cân nhắc và cần được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng những ưu nhược điểm đặt vòng tránh thai loại này để tránh những hoang mang, lo lắng nếu gặp tác dụng phụ.
- Tuân thủ hướng dẫn kiêng kỵ, vệ sinh vùng kín, uống thuốc chống viêm và chăm sóc sức khỏe của bác sĩ để đảm bảo vòng tránh thai nội tiết ổn định trong tử cung, phát huy hiệu quả tránh thai tốt nhất.
- Nhanh chóng đi thăm khám nếu sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết gặp các biến chứng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm. Tại cơ sở y tế uy tín, bác sĩ tư vấn những ưu nhược điểm của đặt vòng tránh thai nội tiết giúp bạn yên tâm hoặc can thiệp kịp thời với những biến chứng có thể xảy ra.
- Nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để chắc chắc vòng tránh thai nội tiết vẫn ổn định và phát huy tác dụng ngừa thai hiệu quả.
- Sáng suốt lựa chọn cơ sở tế có dịch vụ thực hiện các biện pháp tránh thai uy tín. Bởi chỉ có những cơ sở y tế uy tín, với trang thiết bị y tế hiện đại, phương pháp thực hiện tiên tiến, bác sĩ có chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm mới đảm bảo đặt vòng tránh thai an toàn và hiệu quả.
Vòng tránh thai nội tiết là một phương pháp ngừa thai hiệu quả cao và lâu dài, đồng thời được sử dụng như là một phương pháp điều trị duy trì trong một số trường hợp. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này vẫn còn khá cao, đối tượng sử dụng thường là những người có thu nhập cao. Do đó, trước khi quyết định chọn lựa một phương pháp ngừa thai nào thì việc cân nhắc sự phù hợp về giá thành, nhu cầu và tính hiệu quả của phương pháp đó rất cần thiết.
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp