Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các ông bố bà mẹ. Ngoài ra, việc nhiễm giun nhẹ ở những trẻ dưới 2 tuổi thường không gây ra triệu chứng. Trong thời gian ngắn, nhiễm giun có thể chỉ gây cho trẻ cảm giác khó chịu và quấy khóc.
Tuy nhiên, nếu nhiễm giun không được điều trị, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Về lâu dài, nhiễm giun còn gây hại cho sự phát triển thể chất và cả trí tuệ của trẻ nhỏ, làm chậm phát triển và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của trẻ.
Do đó, để phòng ngừa việc trẻ bị nhiễm giun, phụ huynh nên cân nhắc việc tẩy giun định kỳ cho trẻ. Vậy có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Giun xâm nhập vào cơ thể trẻ dưới 2 tuổi thông qua đường nào?
Có rất nhiều loại giun khác nhau có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ như giun kim, giun móc, giun đũa... Dưới đây là những con đường mà giun có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ mà bạn đọc có thể tham khảo:
Đất bẩn đã bị nhiễm bệnh
Đất bẩn là con đường phổ biến nhất mà trẻ bị nhiễm các loại giun như giun móc, giun đũa, sán dây... Trong trường hợp trong đất chứa phân của người bị nhiễm giun, trứng giun sẽ tích tụ và phát triển thành những ấu trùng, sau đó phát triển thành giun. Trẻ em có nguy cơ bị nhiễm giun móc khi bò hoặc khi đi chân trần trên đất bị nhiễm bẩn.
Đất bẩn là một trong những con đường khiến giun có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ
Khu vực nước bẩn bị nhiễm bệnh
Ngoài ra, có một số loại giun có thể sinh sản và phát triển trong nước. Chúng được tìm thấy trong các hồ, đập và những vũng nước. Trẻ khi chơi đùa, tắm, bơi lội ở những khu vực này hoặc ăn uống những thức ăn bị ô nhiễm cũng có nguy cơ bị nhiễm giun.
Trẻ ăn thực phẩm chưa nấu chín kĩ có nguy cơ bị nhiễm giun
Các loại trái cây, rau trồng trên đất bị nhiễm phân hoặc chưa được rửa kỹ trước khi chế biến có thể gây nhiễm giun. Ngoài ra, các động vật sống dọc theo các vùng nước như cá, gia súc, cừu hoặc dê cũng có thể bị bệnh nhiễm sán dây.
Trẻ có tiếp xúc với người bị nhiễm giun
Nếu trẻ có tiếp xúc với người bị nhiễm giun mà họ không vệ sinh đúng cách, trẻ có thể bị nhiễm giun kim. Trứng giun kim có thể còn sót lại dưới móng tay hoặc trên bàn tay, khi chưa rửa hoặc rửa không đúng cách giun có thể truyền sang đồ chơi của trẻ hoặc trực tiếp vào miệng trẻ.
Giun là ký sinh trùng có thể sống ký sinh trong cơ thể con người
Triệu chứng khi trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm giun
Nhiễm giun là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, sự xâm nhập của giun thường không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ và có thể bị bỏ qua. Tùy thuộc vào từng loại giun và mức độ nghiêm trọng, trẻ sẽ có những dấu hiệu hoặc triệu chứng khác nhau.
Dưới đây là những triệu chứng khi trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm giun mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, chán ăn, ăn không ngon, tiêu chảy hoặc táo bón và các vấn đề về đường ruột khác.
- Trẻ bị sụt cân, mệt mỏi và da bị vàng.
- Tâm trạng trẻ thường cáu gắt, bồn chồn, lo lắng và khó ngủ.
- Phân của trẻ có mùi hôi hoặc có lẫn máu trong phân.
- Khi trẻ nôn hoặc ho có thể nôn hoặc ho ra giun.
- Trẻ bị ngứa hoặc đau xung quanh hậu môn.
- Ở những bé gái thường gặp các triệu chứng đi tiểu cảm thấy đau do nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Một số trẻ bị chảy máu bên trong dẫn đến mất máu, thiếu máu và kém hấp thu chất dinh dưỡng.
- Trong một số trường hợp trẻ bị nhiễm sán dây nặng có thể dẫn đến co giật.
- Trong trường hợp rất hiếm trường hợp trẻ bị nhiễm nhiều giun, có thể gặp phải biến chứng như tắc ruột, đau ruột thừa, tắc ống mật và ống tụy, lồng ruột, viêm phúc mạc do thủng vòi trứng, áp xe gan và phổi...
Có nhiều triệu chứng khác nhau khi trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm giun
Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi hay không?
Nhiễm giun tùy từng trường hợp có thể làm cho hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Theo tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng, trẻ em cần được quan tâm về vấn đề tẩy giun định kỳ. Các chuyên gia và bác sĩ thường khuyên rằng, phụ huynh nên tẩy giun cho trẻ từ 6 tháng 1 lần sau khi trẻ tròn 12 tháng.
Do đó, để trả lời thắc mắc vấn đề có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi hay không thì câu trả lời là Có. Tuy nhiên, khi có nhu cầu tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Nhi để được khám và tuân theo lịch trình tẩy giun. Ngoài ra, đối với những trẻ có nguy cơ bị nhiễm giun có thể cân nhắc việc bổ sung sắt nếu bị thiếu máu khi dùng thuốc tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi. Lưu ý rằng, phụ huynh không nên tự mua thuốc không kê đơn hoặc các loại thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc dùng để tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi.
Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi hay không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh
Trên đây là những thông tin về vấn đề có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi hay không gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin có trong bài viết này sẽ làm hài lòng quý độc giả. Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi là việc cần thiết mà một số phụ huynh thường bỏ qua. Tuy nhiên, để việc sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa Nhi để nhận được sự thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc sao cho đúng cách nhất nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp