Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sẹo lồi có hết được không? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người mang trên mình vết sẹo cứng đầu này. Tuy không có hại cho sức khỏe nhưng sẹo lồi gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bạn. Cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp cho câu hỏi này nhé!
Sẹo lồi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà có thể gây đỏ ngứa, rát thậm chí là đau. Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay thì liệu "Sẹo lồi có hết được không?", có cách nào để hạn chế sẹo lồi không? Cùng tìm hiểu một cách tổng quan về loại sẹo này nhé!
Sẹo lồi xuất hiện sau các vết thương do chấn thương, nhiễm trùng, bỏng da, phẫu thuật... Sẹo sẽ nhô cao lên, bóng, nhẵn, cứng như cao su, tràn ra xung quanh của vết thương. Có thể nhận biết dễ dàng bởi màu sắc sẹo đậm hơn hẳn những màu da xung quanh, có màu hồng sẫm, nâu đỏ hay nâu.
Sẹo lồi có hết được không? Thật tiếc câu trả lời là không. Khác với sẹo phì đại có thể biến mất sau 1 đến 2 năm, sẹo lồi sẽ không tự nhỏ đi theo thời gian. Hiện nay các biện pháp chữa trị sẹo lồi thực chất chỉ nhằm mục đích làm phẳng, làm mờ vết sẹo chứ không giải quyết hoàn toàn được sẹo lồi.
Điều trị sẹo lồi chỉ nhằm mục đích cải thiện vùng da, giảm thiểu tối đa tác động xấu tới thẩm mỹ, chứ không thể làm biến mất hoàn toàn sẹo, khôi phục lại làn da bình thường. Do đó dự phòng là nguyên tắc quan trọng nhất trong trị liệu sẹo lồi. Theo các bác sĩ, việc dự phòng có thể thực hiện thông qua những điều sau:
Hiện nay có rất nhiều cách có thể cải thiện tình trạng sẹo lồi, có thể sử dụng phương pháp nội khoa như dùng Corticoid hay điều trị ngoại khoa như cắt bỏ, cũng có thể sử dụng Laser hoặc các biện pháp vật lý khác.
Corticosteroid tác dụng tăng collagenase - một enzym thủy phân ly giải các chất lắng đọng collagen, do có thể ức chế alpha 2-macroglobulin. Nó sẽ làm tăng lượng collagenase, từ đó dẫn đến thoái hóa collagen. Phương pháp sử dụng Corticosteroid này chỉ áp dụng cho những sẹo lồi nhỏ. Tại vùng da được tiêm có thể xuất hiện tình trạng mất sắc tố da, kéo dài từ 6 đến 12 tháng.
Vì Corticoid là một chất kháng viêm, ức chế miễn dịch mạnh nên có thể gặp những tình trạng như teo, giãn mao mạch và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Những đợt tiêm có thể cách nhau 1 - 2 tháng tùy thuộc vào từng trường hợp sẹo và các tác dụng không mong muốn xảy ra với bệnh nhân.
Đối với những sẹo to, bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ. Phương pháp trị sẹo lồi bằng cách phẫu thuật cắt bỏ có thể kết hợp với một số phương pháp khác như tiêm Corticosteroid hay tiêm Interferon để đạt hiệu quả cao hơn trong điều trị. Tuy nhiên tỷ lệ thành công thường không quá ổn định và dễ tái phát lại.
Alpha-Interferon và Gamma-Interferon có tác dụng ức chế tổng hợp collagen. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi có thể tiêm Interferon để ngăn ngừa tái phát. Cần tiêm liều nhắc lại sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên phương pháp này khá là tốn kém và bệnh nhân cần phải được tiền mê trước đó. Ngoài ra có thể sử dụng Imiquimod 5% dạng kem, giúp kích thích sản xuất Interferon tại chỗ và nên được sử dụng hàng ngày, liên tục trong 8 tuần.
Sử dụng nitơ lỏng để làm đông lạnh sẹo lồi, phá hủy tổ chức xơ và collagen, làm cho tế bào thiếu oxy, mô sẹo bị hoại tử, tróc ra khiến vết sẹo xẹp xuống. Thủ thuật này nên được thực hiện 3 - 10 lần, mỗi lần cách nhau từ 3 - 4 tuần.
Phương pháp này cho hiệu quả trên 50%, kết hợp tiêm Steroid thì tỷ lệ đáp ứng lên tới 84% ở bệnh nhân điều trị. Tuy nhiên phương pháp này cũng xảy ra nguy cơ mất sắc tố và tình trạng này thường kéo dài nhiều năm.
Phương pháp sử dụng laser mang lại hiệu quả không ổn định, tỷ lệ tái phát vẫn còn cao, chỉ hiệu quả đối với những sẹo lồi mới hình thành, đang sinh mạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy biện pháp này chủ yếu làm giảm ngứa, dẹp một phần sẹo và điều trị các triệu chứng khác. Cần phối hợp với những phương pháp khác như tiêm Steroid thì kết quả sẽ ổn định hơn.
Bên cạnh đó vẫn còn một số phương pháp khác có thể kể đến như: Băng ép, thắt sẹo, xạ trị, gel bôi, kem mờ sẹo… Tùy từng trường hợp cụ thể tới thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình phù hợp nhất cho làn da bạn.
Điều trị sẹo lồi hiện nay chủ yếu để giải quyết các vấn đề về thẩm mỹ, tuy nhiên tỷ lệ thành công không đạt tối đa và thường hay tái phát. Do đó, dự phòng chính là phương pháp tốt nhất để điều trị sẹo lồi. Hy vọng qua bài viết bạn có thể tìm được đáp án cho câu hỏi “Sẹo lồi có hết được không?”.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.