Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37 - Sinh non hay bình thường?

Ngày 13/06/2021
Kích thước chữ

Nắm rõ một số dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37 giúp thai phụ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ đó quá trình "vượt cạn" sẽ diễn ra tốt đẹp hơn.

Nhiều thai phụ có dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37 thường rơi vào tâm lý lo lắng mình sẽ sinh non. Thực tế việc xuất hiện các triệu chứng sắp sinh ở tuần tuổi này có nguy hiểm như nhiều mẹ bầu nghĩ hay không? Và bà bầu cần làm gì trong lúc này?

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37 có phải là sinh non?

Thai nhi bước vào tuần thứ 37 cũng đạt độ tuổi là 8 tháng 1 tuần. Thời kỳ này bé đã phát triển đầy đủ các bộ phận của cơ thể. Thời điểm này thai nhi đã "sẵn sàng" chui ra khỏi cơ thể của người mẹ bất kỳ lúc nào. Thời điểm tốt nhất để hạ sinh bé là ở tuần tuổi từ 38 đến 40. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt về sức khỏe hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác, người mẹ sẽ có dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37. Đứa trẻ được sinh ra trong tuần tuổi này không được xếp vào sinh non mà sẽ được gọi là sinh sớm.

Dấu Hiệu Sắp Sinh Ở Tuần 37 - Sinh Non Hay Bình Thường 1Cần đặc biệt chú ý cẩn thận khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37

Trẻ sơ sinh ra đời ở tuần 37 có đặc điểm gì?

Trẻ sơ sinh được chào đời ở tuần 37 thường sẽ nhẹ cân hơn hơn các bé sinh đủ ngày đủ tháng. Cân nặng trung bình rơi vào khoảng từ 2,8Kg đến 3Kg. Thế nhưng, sẽ có một số trường hợp đặc biệt cân nặng sẽ từ 3Kg đến 4Kg, bằng với số cân của một đứa trẻ sinh trong tuần 38 - 40.

Dấu Hiệu Sắp Sinh Ở Tuần 37 - Sinh Non Hay Bình Thường 2Các bé sinh sớm ở tuần 37 thường dễ nhiễm bệnh hơn những trẻ sinh đủ tháng

Vì ra ngoài sớm hơn bình thường nên hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Vậy nên, các bé sinh sớm ở tuần 37 thường dễ nhiễm bệnh hơn những trẻ sinh đủ tháng. Việc chăm sóc trẻ cũng cần phải kỹ lưỡng và cẩn thận hơn để bé phát triển đầy đủ như các bạn đồng trang lứa.

Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37

Khó ngủ và mệt mỏi

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37 dễ nhận biết nhất là thai phụ thường xuyên mất ngủ. Từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi và căng thẳng. Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến tinh thần mẹ bầu dễ mất cân bằng, tâm lý không ổn định. Vì thế, bà bầu nên cố gắng nghỉ ngơi nhiều, thả lỏng tinh thần. Nếu ban đêm ngủ ít thì cần tranh thủ chợp mắt vào ban ngày.

Dấu Hiệu Sắp Sinh Ở Tuần 37 - Sinh Non Hay Bình Thường 3Khó ngủ và mệt mỏi là dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37 thường gặp

Có máu và chất nhầy ở âm đạo

Khi sắp sinh, các mạch máu ở cổ tử cung sẽ bị vỡ do quá trình giãn nở tác động. Lúc này dịch âm đạo sẽ xuất hiện chất nhầy và có lẫn một chút máu màu hồng. Nếu thấy triệu chứng này của cơ thể, mẹ bầu nên đến bệnh viện sớm nhất để theo dõi và chuẩn bị sinh con.

Cơn đau co thắt nhiều lần

Việc xuất hiện các cơn đau co thắt nhiều lần với chu trình ngắn là dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37. Các cơn đau này không giống với những cơn đau cơ bình thường trong thai kỳ. Nó sẽ đau thắt mạnh mẽ với tần suất thường xuyên. Tình trạng này cũng không hề giảm đi dù thai phụ đã đổi tư thế ngồi hoặc nằm.

Cổ tử cung mở rộng

Để biết được cổ tử cung đã mở rộng nhiều hay chưa thì mẹ bầu cần phải đi khám thai theo đúng định kỳ. Triệu chứng báo hiệu cổ tử cung bắt đầu giãn nở là sẽ có một ít máu màu hồng chảy ra. Lúc này thai phụ cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ sản khoa đo độ giãn nở của cổ tử cung và dự đoán chính xác thời gian sinh.

Dấu Hiệu Sắp Sinh Ở Tuần 37 - Sinh Non Hay Bình Thường 4Cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn nở khi có dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37

Ngủ ngáy

Càng về gần cuối thai kỳ, sự thay đổi của hormone sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Từ đó dẫn đến thai phụ sẽ ngủ ngáy dù trước đây không có. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo sắp sinh ở tuần 37 thai kỳ. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên ngủ ở phòng có không gian thoáng mát, đủ độ ẩm. Khi ngủ cần kê cao gối uống đầy đủ nước.

Các trường hợp cần hạ sinh ở tuần 37

Những trường hợp dưới đây tuy chưa có dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37 nhưng vẫn được chỉ định sinh mổ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé:

  • Thai phụ đã có tiền sử sinh non trước đó.
  • Cơ thể người mẹ yếu ớt, không đủ sức khỏe mang thai tiếp tục.
  • Mẹ bầu mang bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh như viêm gan B; tiểu đường; viêm nhiễm phụ khoa; bệnh tim; cao huyết áp;...
  • Lần sinh mổ trước của thai phụ cách biệt không quá 18 tháng.
  • Người mẹ xuất hiện các biến chứng như rau tiền đạo, nhót nhau thai, chảy máu âm đạo,...

Để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh, việc thăm khám đúng định kỳ trong thời gian mang thai là điều vô cùng quan trọng. Những thay đổi nhỏ bất kỳ hoặc dấu hiệu sắp sinh ở tuần 37 đều cần được lưu ý cẩn thận. Điều này sẽ giúp cho quá trình "vượt cạn" của mẹ diễn ra suôn sẻ. Bé sẽ được sinh ra trong điều kiện tốt nhất, phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn trí não. Mong rằng với các thông tin hữu ích trong bài sẽ giúp chị em phụ nữ tự tin hơn khi mang thai và sinh nở.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin