Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu và cách điều trị khi bị nước ăn chân hiệu quả

Ngày 02/12/2022
Kích thước chữ

Bị nước ăn chân là triệu chứng xuất hiện sau khi ngâm chân trong nước, đặc biệt là trong nước lạnh và để chân ẩm ướt thời gian dài. Triệu chứng thường gặp là chân bị nứt nẻ, phồng da gây sưng đau ở các ngón chân, gót chân hoặc toàn bộ bàn chân.

Bị nước ăn chân là trường hợp thường gặp trong đời sống hàng ngày, mặc dù tình trạng này có thể điều trị và tự phục hồi được nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy các dấu hiệu cũng như cách điều trị việc bị nước ăn chân như thế nào, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!

Bị nước ăn chân là như thế nào?

Bị nước ăn chân là một loại tổn thương mô tế bào bàn chân do tiếp xúc lâu với điều kiện lạnh và ẩm ướt. Đây là một tình trạng có thể ngăn ngừa được, ít khi gây ra những tổn thương lâu dài và tình trạng này không lây nhiễm. 

Bị nước ăn chân là như thế nào? Dấu hiệu và cách điều trị việc bị nước ăn chân 1 Bị nước ăn chân thường dẫn đến ngứa, sưng đỏ, tróc da.

Các triệu chứng khi bị nước ăn chân

Bị nước ăn chân thường có triệu chứng sưng, phồng da dẫn đến đau và rối loạn cảm giác ở bàn chân. Tình trạng trầm trọng hơn có thể dẫn đến tổn thương mạch máu, dây thần kinh, da và cơ.

Các triệu chứng chính

Các triệu chứng của bị nước ăn chân cụ thể bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc ngứa dai dẳng;
  • Đau nhiều;
  • Sưng tấy;
  • Da lạnh và nổi mụn nước;
  • Tê chân;
  • Cảm giác châm chích hoặc nặng nề.

Sau khi làm ấm bàn chân, có thể nhận thấy bàn chân chuyển từ màu trắng sang màu đỏ, cuối cùng trở nên khô và đau. Các vết phồng rộp hình thành rõ hơn, dẫn đến da và mô rơi ra khỏi bàn chân bị thương.

Nếu bị nước ăn chân không được điều trị, có thể dẫn đến biến chứng như hoại tử mô và nghiêm trọng hơn là cắt cụt chi.

Các giai đoạn tiến triển khi bị nước ăn chân

Có bốn giai đoạn tiến triển của việc bị nước ăn chân:

  • Giai đoạn 1 (giai đoạn tổnthương tế bào, mô bàn chân): Lưu lượng máu tới tế bào bị giảm, mô bàn chân bị lạnh và tê liệt. Chi có thể có màu đỏ hoặc trắng và không đau.
  • Giai đoạn 2 (ngay sau khi bị tổn thương): Khi chân được làm ấm lên, nó có thể chuyển từ màu trắng sang màu xanh lam, vẫn tiếp tục lạnh, tê liệt, có khi sưng nhẹ.
  • Giai đoạn 3 (giai đoạn bắt đầu viêm): Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng. Trong thời gian này, chân tay trở nên sưng nóng, đỏ, đau, da trở nên khô. Thường có cảm giác đau và kim châm. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện mụn nước.
  • Giai đoạn 4 (giai đoạn viêm kéo dài): Giai đoạn này có thể kéo dài đến hết đời người bệnh. Người bị nước ăn chân có thể dễ bị lạnh, bị cảm giác đau, châm chích, tiến triển nặng hơn là xuất hiện lở loét bàn chân dẫn đến nhiễm trùng.

Tác động của việc bị nước ăn chân đến sức khỏe

Nguyên nhân dẫn đến việc bị nước ăn chân

Nguyên nhân của việc bị nước ăn chân là do bàn chân bị ướt và không được lau khô đúng cách. Thường ngâm chân quá lâu trong nước lạnh hoặc để châm ẩm ướt ở nhiệt độ thấp là nguy cơ dẫn đến việc nước ăn chân tiến triển nhanh hơn.

Tuy nhiên, chân rãnh thậm chí có thể xảy ra ở vùng khí hậu sa mạc và quan trọng là bàn chân ẩm ướt đến mức nào chứ không nhất thiết là bị ngâm ở nhiệt độ thấp đến mức nào (không giống như tê cóng). Chẳng hạn như việc mang giày ướt trong thời gian dài có xu hướng làm cho tình trạng nước ăn chân tồi tệ hơn so với việc bơi lội. 

Bị nước ăn chân là như thế nào? Dấu hiệu và cách điều trị việc bị nước ăn chân 2

Tiếp xúc với nước lâu và nhiều rất dễ bị nước ăn chân

Tác động của việc bị nước ăn chân

Với thời tiết lạnh và ẩm ướt kéo dài, bàn chân có thể bị mất chức năng tuần hoàn và mất cảm giác thần kinh. Máu đến mô bàn chân bị thiếu, dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Mất cảm giác đau do rối loạn thần kinh cảm giác ở chân là việc phổ biến nhưng ít được chú ý.

Theo thời gian, nước ăn chân có thể dẫn đến các biến chứng nếu không được điều trị, bao gồm:

  • Cắt cụt chi (đoạn chi);
  • Bị nổi mụn nước nghiêm trọng;
  • Việc đau nhức xương khớp làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại;
  • Hoại tử, hoặc mất mô;
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn;
  • Ung nhọt.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể dễ bị biến chứng hơn nếu có bất kỳ vết thương nào ở chân, ví dụ trầy xước, lở loét… dẫn đến nhiễm trùng, vết thương sưng tấy hoặc rỉ dịch. Do đó, người bị nước ăn chân ở giai đoạn nặng cần phải chú ý hạn chế làm chấn thương hoặc trầy xước bàn chân, vì lúc này thần kinh cảm giác bị giảm làm người bệnh không có cảm giác đau hoặc dấu hiệu của tổn thương, đến khi phát hiện thì bệnh nhiễm trùng bàn chân nghiêm trọng.

Cách xử trí khi bị nước ăn chân

Bất cứ ai bị nước ăn chân cũng nên được chăm sóc y tế. Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bị nước ăn chân.

Khi bị nước ăn chân, người bệnh nên tránh tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước lạnh, giữ chân sạch sẽ khô ráo. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc điều trị. Có thể dùng thuốc để giảm đau, giảm sưng viêm và chăm sóc vết loét thật tốt, hạn chế tiến triển loét làm trầm trọng bệnh.

Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ khó đi lại do sưng tấy, đau nhức và nổi mụn nước. Họ nên tránh đi lại và kê cao chân vì điều này sẽ giúp giảm sưng. 

Điều trị bị nước ăn chân

Một số thuốc điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng như:

  • Thuốc giảm đau;
  • Thuốc kháng viêm không steroid;
  • Kháng sinh;
  • Một số kem giữ ẩm da.
Bị nước ăn chân là như thế nào? Dấu hiệu và cách điều trị việc bị nước ăn chân 3  Thoa kem dưỡng da cũng giúp da giảm tình trạng nứt nẻ.

Một số bước hỗ trợ bao gồm:

  • Làm sạch và lau khô chân thật kỹ;
  • Mang vớ sạch, khô mỗi ngày;
  • Không đi tất khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.

Cách dự phòng việc bị nước ăn chân

Việc bị nước ăn chân ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh, do đó cần đề phòng để tránh việc bị nước ăn chân. Những cách đó bao gồm: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế tiếp xúc lâu với nước, nếu cần phải tiếp xúc hoặc ngâm chân lâu trong nước thì nên dùng quần áo bảo hộ. Ngoài ra, giữ ấm cơ thể, vệ sinh giày dép và tất (vớ) chân sạch sẽ giúp hạn chế viêm nhiễm bàn chân. Sau khi tiếp xúc với nước, cần vệ sinh chân, làm khô và giữ ấm bàn chân.

Nước ăn chân thường gặp khi người bệnh phải tiếp xúc thời gian lâu với nước, hầu như mọi người thường chủ quan khi các dấu hiệu khởi phát nhẹ, gây việc trở nặng và lan rộng vùng da bị ăn nước. Bạn cần tham khảo sử dụng các loại kem bôi chuyên dụng khi nước ăn chân mới bắt đầu, như vậy việc điều trị khỏi tình trạng này sẽ diễn ra nhanh chóng, bớt đau đớn hơn.

Thục Hiền

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin