Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp cổ chân sau sinh là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về hiện tượng đau khớp cổ chân sau sinh cũng như cách khắc phục hiệu quả.
Đau khớp cổ chân sau sinh là hiện tượng mẹ bỉm sữa bị đau, nhức vùng khớp cổ chân sau quá trình sinh nở. Hiện tượng này có thể xuất hiện sau khi sinh, hoặc có từ khi đang trong thai kỳ và chuyển biến nặng hơn sau sinh. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu. Thông thường, mức độ cơn đau không quá nghiêm trọng nhưng các mẹ cần phải chú ý điều trị phù hợp để ngăn ngừa phát triển thành viêm khớp mãn tính.
Tình trạng đau khớp cổ chân là điều khó tránh khỏi nếu mẹ bỉm sữa có tiền sử đau nhức xương khớp. Quá trình mang thai và sinh con gây ra nhiều tổn thương đáng kể. Việc này ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể và khiến cho đau nhức khớp tái phái hoặc trở nặng.
Khi mang thai, nhu cầu canxi của người mẹ tăng cao nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vì vậy nếu chế độ dinh dưỡng không bổ sung đầy đủ canxi cho mẹ thì thai nhi có xu hướng lấy canxi của mẹ để bù vào. Từ đó khiến mẹ bị thiếu hụt canxi. Thiếu canxi là nguyên nhân gây nên các vấn đề về xương khớp.
Sau khi sinh con, một phần canxi trong cơ thể mẹ sẽ theo sữa để đi nuôi dưỡng em bé. Lúc này người mẹ cũng có nguy cơ thiếu hụt canxi nếu không bổ sung kịp thời và đầy đủ. Từ đó dẫn đến tình trạng đau khớp cổ chân sau sinh.
Sau khi sinh con, hormone estrogen trong cơ thể mẹ lại có sự biến đổi lớn. Điều này gây càn trở quá trình hoạt động của các khớp xương vốn đã phải chịu đựng sức nặng của mẹ và bé trong thời gian dài. Hậu quả là tình trạng đau khớp cổ chân lại tiếp tục và có thể nghiêm trọng hơn.
Trong quá trình mang thai, đặc biệt vào những tháng cuối cuối, dưới nhiều áp lực, các dây chằng trở nên lỏng lẻo. Các dây thần kinh và mạch máu ở chân cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng. Vì vậy, nhiều mẹ bầu thường bị đau nhức chân trong suốt thời kỳ này.
Những cơn đau nhức vẫn có thể kéo dài sang cả giai đoạn sau sinh. Bởi vì cơ thể chưa hồi phục kịp thời, các dây chằng chưa trở lại trạng thái đàn hồi ổn định, các dây thần kinh và mạch máu cũng chưa trở lại bình thường.
Sau sinh, cơ thể người mẹ bị tổn thương và mất nhiều máu nên rất yếu, làm cho khí huyết kém lưu thông, mất cân bằng gan thận. Việc thiếu máu đến các chi cũng gây ra hiện tượng đau nhức chân tay, đặc biệt vào ban đêm và khi trở lạnh.
Đau khớp cổ chân sau sinh là hiện tượng thường gặp, ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đau khớp có thể trở nên dai dẳng, tổn hại sức khỏe và có thể tiến triển thành bệnh mạn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp,...
Thông thường, cơn đau nhức chân sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên nó cũng có thể kéo dài rất lâu, gây ảnh hưởng đến quá trình chăm con của mẹ cũng như ảnh hưởng tới lần mang thai tiếp theo.
Chườm nóng vừa giúp giảm đau nhức tức thì, vừa giúp lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó còn điều trị chứng đau khớp cổ chân sau sinh. Vì vậy, mẹ nên áp dụng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách chườm nóng với ngải cứu rất đơn giản. Mẹ chỉ cần rang nóng ngải cứu cùng muối hạt. Sau đó bọc hỗn hợp nóng bằng miếng vải mỏng. Cuối cùng là đắp lên cổ chân bị tổn thương khoảng 15-20 phút.
Canxi, vitamin D3 và vitamin K2 là những thành phần quan trọng cho sự phát triển và sự chắc khỏe của xương. Bổ sung bộ ba dưỡng chất này không chỉ giúp mẹ cải thiện tình trạng nhức mỏi chân mà còn tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
Mẹ cần phải ăn uống đủ chất để bù đặp sự thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Cũng như đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyển hóa vào sữa cho con bú. Các thực phẩm cần được tăng cường bổ sung bao gồm trứng, thịt, sữa, tôm, cua, rau củ,...
Đau khớp cổ chân sau sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình chăm con của mẹ. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng các mẹ cũng cần điều trị phù hợp và kịp thời để tránh các hậu quả về lâu dài. Hy vọng bài viết này có thể giúp các mẹ bớt phần nào lo lắng về chứng đau khớp cổ chân sau sinh.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.