Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?

Ngày 03/03/2022
Kích thước chữ

Lựa chọn sử dụng vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm nhất hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế tất cả các loại vắc xin nào cũng tiềm ẩn nguy cơ và các phản ứng bất lợi khác nhau dù ít dù nhiều, điều đó vẫn có thể xảy ra sau khi sử dụng.

Vắc xin được tạo ra nhằm đáp ứng hệ miễn dịch trong cơ thể người sử dụng, thông qua phản ứng của cơ thể với kháng nguyên trong vắc xin. Các phản ứng tại chỗ và phản ứng hệ thống như: Đau tại chỗ tiêm, sốt... có thể xảy ra như một phần của sự đáp ứng miễn dịch. Một vắc xin thật sự lý tưởng là vắc xin không gây ra phản ứng phụ, hoặc chỉ xảy ra các phản ứng bất lợi nhẹ đối với cơ thể. Thêm vào đó, các thành phần khác trong vắc xin như: Tá dược, chất ổn định và các chất bảo quản... có thể là nguồn khởi phát các phản ứng.

Một vắc xin được cho là tốt là vắc xin ít gây ra phản ứng, hạn chế gây ra phản ứng ở mức tối thiểu trong thời gian cơ thể tạo ra miễn dịch. Tuy nhiên hiện nay, tất cả các loại vắc xin đều ít nhiều gây ra các phản ứng đối với cơ thể như đau cơ khớp… Vậy hiện tượng này có đáng lo ngại? Hãy cùng nhau xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề nhé!

Tầm quan trọng của tiêm vắc xin

Các phản ứng sau khi sử dụng vắc xin là tình trạng đáp ứng vắc xin của cá nhân đối với thành phần của vắc xin đã sử dụng. Ngay cả khi vắc xin đó được đảm bảo hoàn toàn các yêu cầu như: Bảo quản, sự vận chuyển, quá trình chuẩn bị và chỉ định. Tất cả các phản ứng bất lợi có thể xảy ra ở từng mức độ khác nhau, những phản ứng không mong muốn từ nhẹ cho tới những phản ứng nặng hơn và nghiêm trọng hơn. Do đó, song song với việc sử dụng vắc xin để phòng bệnh, chúng ta cũng cần phải nắm rõ những phản ứng bất lợi có thể xảy ra.

Tuy nhiên, chúng ta luôn ghi nhớ rằng sử dụng vắc xin là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả hơn cả, so với việc chúng ta mạo hiểm với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà lẽ ra bản thân có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin.

Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?1

Vắc xin là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả

Đau khớp – phản ứng cơ thể sau khi sử dụng vắc xin có đáng lo?

Các phản ứng sau của cơ thể sau khi sử dụng vắc- xin là tình trạng đáp ứng vắc xin đó. Dưới đây là những loại phản ứng có thể gặp sau khi sử dụng vắc xin:

Các phản ứng nhẹ đối với cơ thể

Các phản ứng nhẹ thường xảy ra sau khi tiêm vắc xin vài giờ và biến mất ngay sau khoảng thời gian ngắn, ít nguy hiểm xảy ra gồm:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm vắc xin như: Đau, sưng, đỏ.
  • Phản ứng toàn thân sau khi tiêm như: Sốt nhẹ, khó chịu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau khớp, đau cơ, đau đầu, chán ăn.

Các phản ứng nhẹ thường xảy ra ngay trong ngày sử dụng vắc xin hoặc chậm nhất là ngày hôm sau. Trừ trường hợp nổi mề đay do tiêm vắc xin sởi, có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin từ 6 – 12 ngày và kéo dài trong khoảng một vài ngày.

Như vậy, đau khớp sau khi tiêm vắc xin được xem là các phản ứng nhẹ đối với cơ thể, chúng ta không nên lo lắng quá. Tuy nhiên nếu tình trạng đau khớp kéo dài quá lâu, ảnh hưởng đến cuộc sống, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất nhé!

Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?2

Đau khớp sau khi tiêm vắc xin là phản ứng nhẹ có thể hết sau vài giờ

Các phản ứng nặng đối với cơ thể

Đa số các phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin cũng sẽ không để lại hậu quả lâu dài. Ngay cả phản ứng sốc phản vệ, tuy có thể đe dọa tính mạng nhưng có thể can thiệp điều trị được và không để lại di chứng. Do đó, sau khi tiêm phòng vắc xin, chúng ta nên ở lại 30 phút nhằm theo dõi các phản ứng sau khi tiêm để được can thiệp y tế nhanh nhất. Các phản ứng nặng đối với cơ thể được kể đến như sau:

  • Thường không để lại các các hậu quả lâu dài.
  • Trường hợp rất nặng và không được can thiệp y tế sớm có thể gây ra khuyết tật.
  • Hiếm trường hợp xảy ra tình trạng đe dọa đến tính mạng.
  • Bao gồm cả chứng động kinh và các phản ứng dị ứng, được gây ra bởi phản ứng của cơ thể với các thành phần có trong vắc xin.
  • Các phản ứng rất nặng sau khi sử dụng vắc xin bao gồm: Động kinh, phản ứng phản vệ, giảm tiểu cầu, quấy khóc kéo dài, cơn giảm trương lực giảm phản ứng (hypotonic hyporesponsive episode - HHE)...

Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh

Các phản ứng nghiêm trọng cần được lưu tâm và sớm được phát hiện để có biện pháp can thiệp sớm như sốc phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin có thể đe dọa tính mạng. Các phản ứng sốc phản vệ được coi là nghiêm trọng nếu có thể:

  • Có thể gây ra tử vong.
  • Đe dọa đến tính mạng.
  • Yêu cầu nhập viện để điều trị hoặc nếu đang điều trị tại bệnh viện thì thời gian nằm viện phải kéo dài.
  • Để lại hậu quả không mong muốn như khuyết tật hoặc giảm chức năng vận động đáng kể hoặc kéo dài dai dẳng.
  • Gây nên tình trạng bất thường bẩm sinh hoặc có thể gây ra dị tật thai nhi.
  • Cần có can thiệp sớm để tránh các tổn thương không đáng có hoặc di chứng vĩnh viễn.

Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?3

Sau khi tiêm phòng nên chờ 30 phút để nhân viên y tế kiểm tra

Cách xử lý khi xảy ra các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin

Đối với trường hợp sốc phản vệ

Thường xuất hiện trong thời gian hoặc ngay sau khi tiêm chủng, với các triệu chứng như:

  • Kích thích, mệ mỏi vật vã.
  • Mẩn ngứa, nổi ban đỏ, nổi mày đay.
  • Phù Quincke.
  • Mạch đập nhanh và nhỏ khó bắt.
  • Huyết áp không đo được do bị tụt.
  • Khó thở thậm chí nghẹt thở.
  • Đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ được.
  • Đau đầu, chóng mặt, choáng váng.
  • Đôi khi hôn mê, đôi khi giãy giụa, co giật...

Các trường hợp này cần dừng ngay việc tiêm vắc xin, và tiến hành cấp cứu xử trí sốc phản vệ sau tiêm theo phác đồ của bộ Y tế, đồng thời chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực gần nhất.

Phản ứng quá mẫn cảm cấp tính

Thường xảy ra trong 2 giờ sau tiêm vắc xin với một hoặc nhiều các triệu chứng như:

  • Thở khò khè và ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản.
  • Phù nề thanh quản, phù nề ở mặt hoặc có thể phù nề toàn thân.
  • Phát ban.

Để xử trí vấn đề này, nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin, để phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và chế độ dinh dưỡng của cơ thể. Các trường hợp phản ứng nặng cần cho bệnh nhân thở oxy và xử trí tương tự như sốc phản vệ.

Co giật

Những cơn co giật toàn thân không kèm theo triệu chứng, có thể sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như: Thông đường thở, hút sạch đờm dãi và cho thở oxy. Có thể xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc chống co giật như diazepam hoặc các loại thuốc khác theo đúng phác đồ xử trí co giật của Bộ Y tế.

Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?4

Hãy tự trang bị cho mình kiến thức và cách xử trí cho những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh

Đau khớp sau khi tiêm vắc xin là tình trạnh thường xảy ra được xếp vào nhóm phản ứng nhẹ đối với cơ thể, bạn đọc đừng nên lo lắng quá. Nếu đau khớp dai dẳng kéo dài có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý khác và cần nên đi khám sớm để được điều trị. Các phản ứng nặng và các phản ứng nghiêm trọng thường rất hiếm xảy ra. Hãy tự trang bị cho mình kiến thức và cách xử trí cho những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh. Và luôn ghi nhớ rằng sử dụng vắc xin phòng bệnh là phương pháp an toàn và hiệu quả tối ưu nhất.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin