Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hướng dẫn sơ cứu bệnh nhân động kinh đúng cách

Ngày 06/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Động kinh là một chứng bệnh thần kinh mà bệnh nhân thường xuyên xuất hiện các cơn co giật có kèm theo sùi bọt mép, cắn lưỡi, mất kiểm soát… Sơ cứu bệnh nhân động

Động kinh là một chứng bệnh thần kinh mà bệnh nhân thường xuyên xuất hiện các cơn co giật có kèm theo sùi bọt mép, cắn lưỡi, mất kiểm soát… Sơ cứu bệnh nhân động kinh đúng cách sẽ kịp thời cứu họ khỏi cơn nguy kịch.

1. Nhận biết người lên cơn động kinh

Bước đầu tiên quan trọng là chẩn đoán được loại cơn động kinh, vì việc chọn lựa thuốc chống động kinh tùy thuộc nhiều vào từng loại cơn động kinh như cơn động kinh cục bộ, cơn động kinh toàn thể hoặc các cơn không phân loại được.

Các cơn động kinh cục bộ xảy ra khi có quá nhiều hoạt động điện khu trú ở một vùng trong não. Hai dạng cơn động kinh cục bộ thường nhất là cơn cục bộ đơn giản và cơn cục bộ phức tạp.

Cơn động kinh cục bộ đơn giản: Bệnh nhân có thể có cảm giác lạ hay bất thường chẳng hạn như co giật một phần của cơ thể, thị giác hay khứu giác tự nhiên bất thường có cảm giác lo lắng hay sợ sệt và khó chịu ở vùng dạ dày. Các cảm giác này cũng được biết như là triệu chứng khởi đầu của cơn động kinh. Đây là cơn động kinh cục bộ đơn giản mà có thể xảy ra riêng biệt hay được theo sau là cơn động kinh toàn thể hóa.

Sơ cứu bệnh nhân động kinh đúng cách
Người lên cơn động kinh thường có biểu hiện sùi bọt mép, tay chân co quắp

Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Bệnh nhân không biết được cơn động kinh đang xảy ra, và trông họ rất lú lẫn. Người bệnh có thể có các hành vi vô nghĩa như đi qua đi lại, xoay đầu, xoa tay…họ không thể nhớ được các hành vi này sau cơn.

Các cơn động kinh toàn thể: Xảy ra khi hoạt động điện trong não quá nhiều ảnh hưởng toàn bộ não. Có hai dạng cơn toàn thể thường gặp nhất là cơn vắng ý thức và cơn co cứng – co giật toàn thể.

Cơn vắng ý thức: Bệnh nhân nhìn chằm chằm và mắt của họ có thể cuộn lên trên. Loại cơn động kinh này được đặc trưng bởi mất ý thức trong khoảng 5 đến 15 giây và khi cơn động kinh chấm dứt thì người bệnh không nhớ được những gì đã xảy ra. Cơn vắng ý thức thường xảy ra ở trẻ em và biến mất ở tuổi thiếu niên. Chúng hiếm khi gặp ở người lớn.

Cơn co cứng-co giật toàn thể: Người bệnh thường phát ra tiếng kêu ngắn, mất ý thức trong cơn và ngã xuống sàn. Các cơ sẽ co cứng và tay chân sẽ co giật. Bệnh nhân có thể bị tiểu dầm.

2. Cách sơ cứu bệnh nhân động kinh

Sơ cứu bệnh nhân động kinh đúng cách
Sơ cứu bệnh nhân động kinh đúng cách

Nhiều người thường nhầm với cách sơ cứu khi bị trúng gió nhưng thật ra, cách sơ cứu bệnh nhân động kinh phụ thuộc vào cơn động kinh của họ thuộc loại nào.

Cơn động kinh tonic – clonic (co cứng – co giật): Người bệnh sẽ bị co cứng, mất ý thức, ngã xuống đất và bắt đầu co giật. Với bệnh nhân lên cơn tonic – clonic, cách sơ cứu như sau:

– Ở lại với người bệnh động kinh và để ý thời gian của cơn động kinh

– Ngăn ngừa trường hợp bị thương tật, dọn dẹp bất cứ vật cứng nào ở xung quanh khu vực bệnh nhân động kinh bị ngã xuống

– Nới lỏng quần áo, xoay người động kinh nằm nghiêng để giúp họ hô hấp dễ dàng hơn.

– Không nhét bất cứ vật gì vào miệng bệnh nhân

– Không cho bệnh nhân uống nước, uống thuốc hoặc thức ăn cho đến khi họ hoàn toàn tỉnh táo.

– Ở lại với nạn nhân cho đến khi họ hồi phục.

Bạn nên gọi xe cứu thương nếu cơn động kinh kéo dài trên 5 phút hoặc bệnh nhân xảy ra 2 cơn động kinh liên tiếp; Người lên cơn động kinh không tỉnh lại trong vòng 5 phút sau khi cơn động kinh chấm dứt.

Sơ cứu bệnh nhân động kinh đúng cách
Bạn nên gọi xe cấp cứu nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút

Cơn động kinh dưới nước: Bệnh nhân lên cơn động kinh dưới nước thường nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bệnh nhân bị lên cơn động kinh ở dưới nước bạn cần làm một số điều sau:

– Đỡ nạn nhân ở dưới nước, đầu ngửa ra sau để mặt và đầu họ nằm trên mặt nước

– Đưa nạn nhân ra khỏi nước ngay sau khi bệnh nhân hết co giật

– Kiểm tra xem nạn nhân còn thở không, nếu không thì thực hiện phương pháp CPR (hồi sinh tim phổi) ngay.

Những điều cần tránh khi sơ cứu bệnh nhân động kinh

– Không nhỏ chanh, cam thảo hay bất cứ chất nào khác vào miệng bệnh nhân.

– Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống thuốc (nguy cơ làm tắc đường thở) gây tử vong.

– Không tạt nước vào mặt bệnh nhân để bệnh nhân tỉnh lại.

– Không cho các vật cứng (như thìa, muỗng) vào trong miệng bệnh nhân (vì các cơn co giật có thể làm bệnh nhân gãy răng)

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm