Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh đau mắt đỏ hột có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn. Thông thường, người bệnh thường cảm thấy khó chịu ở mắt, đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, mắt nhiều dử, bị cộm như có cát, hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, nhất là sau khi ngủ dậy buổi sáng, đau nhức, chảy nước mắt.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai, vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm. Trường hợp đau mắt đỏ hột là khi mắt đỏ ngầu kèm các hạt li ti nên người bệnh sẽ cảm thấy xốn mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt.
Cách điều trị có hiệu quả nhất là khi tìm được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, người bệnh cần đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc tra nhỏ..
Khi bị đau mắt đỏ hột, người bệnh hãy bỏ qua các mẹo dân gian như xông lá trầu, bỏ qua việc điều trị truyền tai tiêm kháng sinh vào mắt, bỏ qua cả việc kết hợp 3 – 4 loại thuốc mỗi ngày… bởi tất cả những cách đó không làm đau mắt đỏ nhanh khỏi.
Nguyên tắc là rửa bên mắt bị đau nhẹ trước, mắt nặng sau. Khi rửa, cần dùng gạc (giấy sạch) hứng nước dưới đuôi mắt, không để nước từ mắt chảy ra dính xuống giường, đệm sẽ dễ lây bệnh cho người khác.
Rửa sạch hai mắt xong, dùng gạc sạch lau khô dử mắt và hãy đi rửa tay xà phòng thật sạch rồi mới nhỏ thuốc. Việc rửa mắt sẽ dễ hơn nếu có người hỗ trợ. Đây là bước quan trọng nhất trong chăm sóc đau mắt đỏ hột, giảm tiết dử, dính mắt do dử.
Nếu rửa mắt đúng cách, thường sau ngày thứ 3 - 4 ngày, mắt sẽ không còn tiết dử, đỡ chói nhưng vẫn đỏ, chảy nước mắt. Đại đa số bệnh nhân chỉ cần thực hiện rửa mắt mỗi ngày thì sau 7 - 10 ngày là khỏi mà không phải dùng thêm loại thuốc nào.
Ngoài ra, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn; uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
Đau mắt đỏ tuy là bệnh lành tính và ít để lại di chứng nhưng lại có khả năng lây lan rất nhanh và thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh do phải kiêng khem nhiều thứ. Với những trường hợp bệnh kéo dài, có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt, tránh đi đến những nơi đông người nhất là thời điểm mùa dịch đau mắt đỏ đang tới.
Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và vẫn có thể là nguồn lây sau khi đã khỏi bệnh một tuần.
- Khi không có dịch, phải luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; đùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt; Không dùng tay dụi mắt.
- Khi đang có dịch đau mắt đỏ, ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trên, cần lưu ý rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh mắt bằng dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý. Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...