Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hù dọa hoặc chấp nhận “ăn miếng trả miếng” khi bị bắt nạt chẳng những không giải quyết được vấn đề mà còn làm tăng thêm mâu thuẫn cho bé. Vậy có cách dạy con xử lý khi bị bắt nạt nào hiệu quả không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Thường những trẻ làm tổn thương người khác thường cũng đang tổn thương. Trẻ bị đe dọa, làm xấu hổ hoặc tổn thương sẽ khiến cảm xúc quá tải, dẫn đến bé muốn làm người khác xấu hổ hoặc đe dọa, tổn thương người khác. Phải làm sao để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xử lý việc bị bắt nạt và phòng ngừa con bắt nạt người khác đây?
Nếu đã quen từ đầu là được đối xử một cách tôn trọng, bé sẽ dễ dàng nhận ra ngay khi mình bị đối xử thiếu tôn trọng và biết cách bảo vệ bản thân. Phương pháp hiệu quả nhất để giúp con không bị bắt nạt hay trở thành kẻ bắt nạt chính là giúp con lớn lên trong các mối quan hệ tôn trọng, yêu thương hơn là sử dụng quyền lực, sức mạnh để kiểm soát bé.
Nếu bạn đánh con, bé sẽ học được cách giải quyết xung đột bằng bạo lực với người khác. Nghiên cứu đã chứng minh rằng trừng phạt thể chất làm tăng hành vi bắt nạt. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng các hình thức dạy con tích cực khác sẽ tốt hơn.
Những bé bị cô đơn sẽ có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn hẳn. Một khi đã bị bắt nạt, con hay cảm thấy xấu hổ và không muốn nói với phụ huynh. Sự hướng dẫn không mấy hiệu quả trừ phi bạn có mối quan hệ gắn kết với bé, nếu không hướng dẫn chỉ làm con xa lánh bạn. Do đó hãy ưu tiên giữ mối quan hệ, giao tiếp cởi mở với con trong bất cứ tình huống nào. Và để đề phòng xung đột xảy ra, bạn nên hướng dẫn bé tự vệ trước bạo lực.
Nếu cha mẹ đang có xu hướng dễ dàng nhượng bộ không làm lớn chuyện, nhưng sau đó lại cảm thấy không công bằng thì hãy thay đổi ngay. Các con đang quan sát bạn, hãy tìm cách thể hiện nhu cầu và bảo vệ quyền của mình, trong khi vẫn tôn trọng người khác. Việc giúp trẻ sống tự tin cũng là một yếu tố để con có thể phát triển khả năng lãnh đạo trong tương lai.
Các bé nên học được cách có thể đạt được nhu cầu của mình mà vẫn tôn trọng người khác. Cha mẹ hãy hướng dẫn bé cách nói như “Bây giờ đến lượt mình”, “Dừng lại nào”, “Đừng làm đau người khác”, “Bỏ tay khỏi chân mình”…
Những kẻ bắt nạt thường thích săn tìm trẻ dễ bị tổn thương. Nếu con gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội thì chúng ta nên hỗ trợ bé cải thiện để không hấp dẫn kẻ bắt nạt. Hãy luyện tập với con tại nhà, đóng vai các tình huống làm quen với bạn mới, tổ chức trò chơi. Chẳng hạn như trẻ hoà nhập nhanh thường quan sát đầu tiên rồi mới tìm cách phù hợp gia nhập nhóm, hơn là đột ngột xông vào.
Có những lúc chỉ vì muốn được chấp nhận, các bé sẽ chọn tiếp tục chơi với nhóm bạn kể cả khi bị bắt nạt. Nếu cảm thấy bé có vẻ dễ bị tổn thương, cha mẹ nên để ý và lắng nghe con nói về tương tác với bạn bè, để từ đó giúp trẻ học cách lắng nghe cảm xúc và xây dựng mối quan hệ lành mạnh.
Hãy đóng vai cùng con để hiểu cách tự bảo vệ khi bị bắt nạt. Chẳng hạn như chỉ cho bé thấy kẻ bắt nạt thường muốn đối tượng chúng nhắm đến biểu hiện phản ứng làm cho mình có quyền lực. Việc bé thể hiện cảm xúc và đánh lại chính là điều mà kẻ bắt nạt muốn. Do đó hãy giải thích cho bé hiểu rằng khi không thể kiểm soát hành vi của kẻ bắt nạt, con có thể kiểm soát phản ứng của mình.
Cách bé phản ứng trong mọi tương tác có thể làm tính huống tăng tiến hoặc giảm nhẹ. Trẻ nên tránh “sa đà” vào tình huống đó bất kể đối phương làm bản thân giận dữ thế nào. Chiến lược tốt nhất để giữ phẩm giá cho mình và cho “kẻ bắt nạt” là không tấn công hoặc xúc phạm kẻ bắt nạt.
Dạy con đếm từ 1 - 10 để giữ bình tĩnh rồi nhìn vào mắt kẻ bắt nạt nói: “Mình sẽ bỏ qua cho điều bạn nói.”, “Mình nghĩ mình có việc khác cần làm.”, “Không, cám ơn bạn.” rồi đi ra chỗ khác. Nhớ là phải luyện tập với con cho đến khi bé có thể nói một cách cương quyết, bình tĩnh.
Thay vào đó nếu cảm thấy sợ, bé có thể đi ra chỗ khác và nói với người lớn để được giúp đỡ. Khi tình huống bắt nạt có nguy cơ leo thang, giữ an toàn sẽ quan trọng hơn là giữ thể diện.
Bé nên đồng hành với bạn đang bị bắt nạt và đưa bạn ra khỏi tình huống nguy hiểm. Chẳng hạn như đứng cạnh bạn nói “Cô đang tìm cậu đấy” rồi dẫn bạn đến chỗ người lớn có thể giúp đỡ. Hơn nữa bởi người bắt nạt thường thích có khán giả theo dõi nên chúng ta có thể chỉ con lôi kéo sự ủng hộ của các bạn như “Các bạn ơi mình cần mọi người giúp”.
Bắt nạt thường xảy đến khi không có mặt người lớn, nên nếu đã từng bị bắt nạt thì bé nên tránh những nơi không được giám sát. Đi xe buýt thì ngồi/đứng hàng đầu, ngồi đầu bàn trong lớp sẽ là chiến lược tránh bắt nạt hiệu quả.
Thụy Anh
Nguồn tham khải: Vietnamnet
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...