Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạo lực học đường tuy không phải là một vấn đề mới, nhưng lại có nhiều bậc phụ huynh vẫn chủ quan rằng con mình sẽ không gặp phải. Để đến khi sức khỏe và tinh thần của con sa sút thì đã quá muộn. Vậy nếu con bị bắt nạt ở trường thì bạn sẽ phải dạy trẻ tự vệ trước tình trạng này như thế nào?
Thạc sỹ tâm lý Vũ Kim Thanh, từng là cố vấn của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 cho biết, qua trực tiếp tham vấn tâm lý và tìm hiểu về nhiều sự việc bạo lực học đường trên báo chí, bà thấy nhiều bậc cha mẹ ngày nay không thường xuyên theo sát con. Vì thế, chỉ khi con bị bạn hành trong thời gian dài, hoặc lúc sự việc bị ai đó ghi hình lại rồi đưa lên mạng internet thì cha mẹ mới biết.
Theo bà, “Muốn phòng tránh bạo lực học đường, cha mẹ hãy dành thời gian nghe con kể chuyện ở trường mỗi ngày. Qua đó, cha mẹ sẽ biết con đang gặp khúc mắc gì với bạn để cùng con giải quyết ngay, không để mâu thuẫn bị dồn nén quá mức”.
Phụ huynh có thể thông qua việc lắng nghe bé kể chuyện hằng ngày để biết được trong lớp của con đang có chuyện gì xảy ra. Và quan trọng hơn là từ đó bạn có thể nghe ra được thái độ của con trước sự việc. Cũng theo bà Thanh, cha mẹ sẽ có nhiều cách để giúp đỡ hơn khi theo dõi con sát sao, trong cả hai trường hợp trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường hay tệ hơn chính trẻ là đầu sỏ bạo lực bạn học.
Nếu con bạn đang bị bạo hành thì không nên khuyên bé đánh lại bạn, bởi việc “lấy bạo chế bạo” chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn. Tuy nhiên bạn cũng không phải dạy con nín nhịn, bỏ qua, bởi điều ấy sẽ càng khiến người gây bạo lực lộng hành và ra sức bắt nạt hơn. Cách tốt nhất cho các bậc phụ huynh là hãy sắp xếp cho cả hai phía cùng đối thoại để giải quyết mâu thuẫn từ tận gốc.
Trong trường hợp con bạn là người gây nên bạo lực, thì phụ huynh hãy chủ động ra mặt xin lỗi gia đình nạn nhân. Bạn nên chủ động liên hệ với giáo viên để bàn cách khắc phục cũng như phương án dạy dỗ con về sau. Tuyệt đối đừng bỏ qua việc này và rũ bỏ hết trách nhiệm chịu tội cho con mình.
Mỗi đứa trẻ gây bạo lực đều cần có cách dạy dỗ riêng. Chẳng hạn như với trẻ ương bướng nhưng có lòng tự trọng cao thì bạn nên giải thích cho con hiểu rằng đánh bạn là xấu. Nhất là việc bắt nạt những người yếu thế hơn mình càng là việc không hề anh hùng gì cả.
Giải thích cho con hiểu về nạn bạo lực học đường
Các bậc phụ huynh cần cảnh báo trước cho con biết về sự tồn tại của nạn bạo lực học đường. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ đâu hay thậm chí là ngay bên cạnh trẻ. Khi biết về sự có mặt của bạo lực học đường, trẻ sẽ có ý thức cảnh giác, né tránh hoặc tự bảo vệ mình tốt hơn.
Dạy trẻ kỹ năng tự vệ
Các bậc phụ huynh nên dạy cho con những kỹ năng cần thiết để đối phó với bạo lực học đường. Cách tốt nhất là bạn hãy cho bé tham gia các lớp học võ thuật. Nhưng bạn cũng đừng quên nhắc nhở trẻ rằng, dùng võ là để trẻ tự vệ chính đáng chứ không phải để bắt nạt những bạn yếu thế hơn.
Luôn giám sát con
Để con khôn lớn và trưởng thành đúng cách, bé cần có sự chăm sóc, bảo bọc cũng như sự giám sát thường xuyên của cha mẹ. Nếu cha mẹ buông lỏng, trẻ sẽ dễ sa ngã vào các thói hư tật xấu, bị bạn bè xấu lôi kéo, không định hướng được tương lai về sau.
Dạy con quyết đoán và cứng rắn
Một trong những cách dạy trẻ tự vệ tốt nhất là dạy trẻ phải luôn biết bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh, dùng lời nói cứng rắn để giải quyết thay vì nắm đấm để đối phó với bạo lực học đường. Từ đó, giúp con cái hiểu được trốn tránh bạo lực là không nên, thay vào đó hãy can đảm đối diện và tìm ra những cách giải quyết thấu tình, đạt lý nhất để chấm dứt nạn bạo lực học đường càng sớm càng tốt.
Khuyến khích trẻ nói lên sự thật
Trên thực tế, có rất nhiều trẻ không dám tố cáo kẻ bắt nạt vì sợ bị trả thù, thậm chí ngay cả với người thân cận như cha mẹ cũng không dám nói. Để giải quyết, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cởi mở, quan tâm đến những bất thường trên cơ thể của trẻ, từ đó con cũng sẽ dễ dàng giãi bày mọi lo lắng với cha mẹ hơn. Nếu cảm nhận được con luôn lo lắng, sợ hãi khi đến trường thì bạn nên đến gặp giám thị hoặc giáo viên chủ nhiệm của bé, để cảnh báo về các khó khăn bé gặp phải và đề nghị giúp đỡ.
Dạy trẻ biết kiểm soát bản thân
Ngoài việc dạy trẻ cách tự vệ, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé kỹ năng không bị kích động khi bị bắt nạt. Nếu có bạo lực học đường xảy đến, hãy khuyên con bạn phải giữ bình tĩnh mà không nên tạo thêm mâu thuẫn. Nếu trường hợp bất khả kháng xảy đến thì hãy khéo léo đáp ứng yêu cầu của đối phương để giảm thiểu thiệt hại. Sau đó mới báo ngay cho cha mẹ, thầy cô và cơ quan chức năng biết.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.