Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thủy đậu thường không quá nguy hiểm nhưng nhiều người lại rất lo lắng và sử dụng thuốc không đúng cách. Vậy thuốc acyclovir bôi thủy đậu được không?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. Thời tiết chuyển mùa, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.
Bệnh thủy đậu trải qua 4 giai đoạn:
Thủy đậu là bệnh lành tính, thuốc kháng virus chỉ dùng trong các trường hợp nặng, phòng biến chứng nhưu viêm phổi, biến chứng nội tạng hoặc các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày.
Khi đó tùy trường hợp mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Thuốc thường dùng trong điều trị thủy đậu đó là Acylovir.
Acyclovir bôi thủy đậu có được không? Acyclovir là một thuốc kháng virut thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Khi dẫn xuất guanosin vào cơ thể dưới tác dụng của thymidin kynase và một số enzym khác tạo thành acyclovir triphosphat, mặt khác, nó gắn vào cuối chuỗi ADN và đóng vai trò là chất kết thúc chuỗi ADN, vì vậy, nó ức chế sự nhân lên của virus.
Đáng lưu ý là nồng độ của acyclovir triphosphat trong tế bào nhiễm virut cao gấp 50-100 lần ở tế bào lành và ADN của virus nhạy cảm với acyclovir triphosphat hơn ADN của tế bào vật chủ nên độc tính của acyclovir triphosphat với tế bào lành ít hơn rất nhiều so với tế bào bị nhiễm virus.
Acyclovir bôi thủy đậu có được không? Khi sử dụng Acyclovir người bệnh có thể dùng đường uống, đường tiêm hoặc đường tại chỗ (bôi ngoài da), thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như thận, não, gan, phổi... và thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc.
Acyclovir bôi thủy đậu có được không? Thuốc Acyclovir có hiệu quả nhất nếu khi sử dụng trong vòng 24h trước khi nổi bóng nước, trung bình 5-7 ngày hoặc đến khi không có bong bóng nước mới xuất hiện nữa.
Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng của trẻ nhỏ. Đối với những trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.
Ngoài ra, cần phải giữ vệ sinh cơ thể, tránh bội nhiễm đặc biệt là ở da. Tăng cường dinh dưỡng, ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như sữa, cháo, súp nấu với thịt, uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt khi thủy đậu kèm theo sốt. Giữ ấm để tránh bội nhiễm khác, nhất là ở đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Đối với điều trị thủy đậu ở trẻ em, nên cho bé nghỉ học trong thời gian này để cách ly bé với các bạn cùng lớp, tránh lây nhiễm. Điều quan trọng nhất trong khi bị thủy đậu là phải giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, tránh việc để nhiễm khuẩn các bọng nước khiến gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...