Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thuốc chống virus Acyclovir

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nội dung chính

Mô tả

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Acyclovir (Aciclovir)

Loại thuốc

Thuốc chống virus

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén/ viên nang: 200 mg, 400 mg, 800 mg.

Bột pha tiêm 1 g, 500 mg, 250 mg dưới dạng muối natri.

Hỗn dịch uống: Lọ 200 mg/5 ml, 5 g/125 ml, 4 g/50 ml.

Thuốc mỡ dùng ngoài 5%, tuýp 3 g, 15 g.

Thuốc mỡ tra mắt 3%, tuýp 4,5 g.

Kem dùng ngoài 5%, tuýp 2 g, 10 g.

Chỉ định

Thuốc Acyclovir được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm virus Herpes simplex (HSV) (typ 1 và 2) lần đầu và tái phát ở niêm mạc - da (viêm miệng - lợi, viêm bộ phận sinh dục), viêm não - màng não, ở mắt (viêm giác mạc).
  • Dự phòng nhiễm HSV ở niêm mạc - da bị tái phát ít nhất 6 lần/năm, ở mắt (viêm giác mạc tái phát sau 2 lần/năm) hoặc trường hợp phải phẫu thuật ở mắt.
  • Nhiễm virus Varicella Zoster.
  • Zona, dự phòng biến chứng mắt do Zona mắt.
  • Thủy đậu ở người mang thai: Bệnh xuất hiện 8 - 10 ngày trước khi sinh.
  • Thủy đậu sơ sinh.
  • Sơ sinh trước khi phát bệnh: Khi mẹ bị thủy đậu 5 ngày trước và 2 ngày sau khi sinh.
  • Thủy đậu nặng ở trẻ dưới 1 tuổi.
  • Thủy đậu có biến chứng, đặc biệt viêm phổi do thủy đậu.

Dược lực học

Acyclovir được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là Acyclovir Triphosphate, ức chế sự tổng hợp ADN và sự nhân lên của virus bằng cách ức chế enzym ADN polymerase cũng như sự gắn kết vào ADN của virus, mà không ảnh hưởng gì đến chuyển hóa của tế bào bình thường.

Hoạt tính kháng virus Epstein-Barr của acyclovir có thể do ADN polymerase của virus tăng nhạy cảm bị ức chế với nồng độ thấp của Acyclovir triphosphat (được tạo ra do enzym tế bào phosphoryl hóa). Hoạt tính kháng Cytomegalovirus ở người có thể do ức chế tổng hợp polypeptid đặc hiệu của virus.

Cơ chế chưa được rõ. Tác dụng của Acyclovir mạnh nhất trên virus Herpes simplex typ 1 (HSV-1) và kém hơn ở virus Herpes simplex typ 2 (HSV-2), virus Varicella zoster, tác dụng yếu nhất trên Epstein BarrCytomegalovirus. Acyclovir không có tác dụng chống lại các virus tiềm ẩn, nhưng có một vài bằng chứng cho thấy thuốc ức chế virus Herpes simplex tiềm ẩn ở giai đoạn đầu tái hoạt động.

Động lực học

Hấp thu

Acyclovir hấp thu kém qua đường uống. Sinh khả dụng đường uống khoảng 10 - 20%.

Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc.

Phân bố

Phân bố rộng trong dịch cơ thể và các cơ quan như: Não, thận, phổi, ruột, gan, lách, cơ, tử cung, niêm mạc và dịch âm đạo, nước mắt, thủy dịch, tinh dịch, dịch não tủy.

Acyclovir qua được hàng rào nhau thai và phân bố được vào sữa mẹ với nồng độ gấp 3 lần trong huyết thanh mẹ.

Liên kết với protein thấp (9 - 33%).

Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau khi uống từ 1,5 - 2 giờ.

Chuyển hóa

Thuốc cũng được chuyển hóa một phần qua gan thành 9-carboxymethoxymethylguanin (CMMG) và một lượng nhỏ 8-hydroxy-9 (2 hydroxyethoxymethyl) guanin.

Thải trừ

Thời gian bán thải khoảng 2 - 3 giờ. Acyclovir được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi qua lọc cầu thận và bài tiết ống thận. Khoảng 2% tổng liều thải trừ qua phân.

Acyclovir được thải khi thẩm phân máu (60%).

Tương tác thuốc

Tương tác với các thuốc khác

Probenecid làm tăng nửa đời trong huyết tương và AUC của Acyclovir, làm giảm thải trừ qua nước tiểu và độ thanh thải của Acyclovir.

Dùng đồng thời zidovudin và Acyclovir có thể gây trạng thái ngủ lịm và lơ mơ. Cần theo dõi sát người bệnh khi phối hợp.

Interferon làm tăng tác dụng chống virus HSV-1 in vitro của acyclovir. Tuy nhiên tương tác trên lâm sàng vẫn chưa rõ.

Amphotericin BKetoconazol làm tăng hiệu lực chống virus của Acyclovir.

Dùng Acyclovir tiêm phải thận trọng với người bệnh đã dùng Methotrexat vào ống tủy sống.

Tương kỵ thuốc

Tương kỵ với các chế phẩm của máu và dung dịch chứa protein.

Acyclovir tương kỵ với Foscarnet.

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Acyclovir cho người bệnh mẫn cảm với thuốc.

Liều lượng & cách dùng

Liều dùng

Người lớn

Acyclovir dạng uống:

Điều trị nhiễm Herpes simplex tiên phát bao gồm cả Herpes sinh dục: Liều thông thường uống 200 mg/lần ngày uống 5 lần, cách nhau 4 giờ. Uống trong 5 - 10 ngày.

Nếu suy giảm miễn dịch nặng hoặc hấp thu kém: 400 mg/lần ngày 5 lần, dùng trong 5 ngày.

Loại bỏ tái phát ở người có khả năng miễn dịch (ít nhất có 6 lần tái phát/năm): Uống 800 mg/ngày chia làm 2 hoặc 4 lần. Liệu pháp điều trị phải ngừng sau 6 - 12 tháng để đánh giá kết quả.

Nếu tái phát thưa (< 6 lần/năm), chỉ nên điều trị đợt tái phát: 200 mg/lần, ngày uống 5 lần, uống trong 5 ngày. Bắt đầu uống khi có triệu chứng tiến triển.

Dự phòng HSV ở người suy giảm miễn dịch: 200 - 400 mg/lần, uống 4 lần mỗi ngày.

Acyclovir dạng tiêm:

Nhiễm HSV ở người suy giảm miễn dịch, herpes sinh dục khởi đầu nặng hoặc dự phòng nhiễm HSV ở người suy giảm miễn dịch: 5 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần. Điều trị từ 5 - 7 ngày.

Viêm não do HSV: Liều đường tiêm 10 mg/kg/lần, cách 8 giờ /lần. Điều trị trong  10 ngày.

Nhiễm VZV: Ở người có khả năng miễn dịch: 5 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần; Ở người suy giảm miễn dịch: 10 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần.

Acyclovir dạng thuốc mỡ:

Điều trị nhiễm Herpes simplex môi và sinh dục khởi phát và tái phát. Cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm ở miệng hoặc âm đạo, cần thiết phải dùng điều trị toàn thân (uống). Với Herpes zoster cũng cần phải điều trị toàn thân.

Cách dùng thuốc mỡ: Dùng acyclovir bôi lên vị trí tổn thương cách 4 giờ một lần (5 đến 6 lần mỗi ngày) trong 5 đến 7 ngày, bắt đầu ngay từ khi xuất hiện triệu chứng.

Thuốc mỡ tra mắt: Ngày bôi 5 lần (tiếp tục ít nhất 3 ngày sau khi đã dùng liều điều trị).

Trẻ em

Acyclovir dạng uống:

Zona: Trẻ em 2 tuổi hoặc trên 2 tuổi: Liều như người lớn. Dưới 2 tuổi: dùng 1/2 liều người lớn.

Thủy đậu:

  • Trên 2 tuổi: 20 mg/kg, tối đa 800 mg/lần, uống 4 lần/ ngày. Uống trong 5 ngày.
  • Dưới 2 tuổi: 200 mg/lần, 4 lần mỗi ngày.
  • 2 - 5 tuổi: 400 mg/lần, 4 lần/ngày.
  • 6 tuổi và trên 6 tuổi: 800 mg/lần, 4 lần mỗi ngày.

Acyclovir dạng tiêm:

Trẻ 3 tháng - 12 tuổi:

  • Liều thường tính theo diện tích cơ thể. Một liệu trình thường kéo dài từ 5 - 10 ngày.
  • Nhiễm HSV (trừ viêm não - màng não) và VZV ở trẻ có khả năng miễn dịch: 250 mg/m2, cách 8 giờ/lần (khoảng 10 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần).
  • Viêm não - màng não HSV hoặc nhiễm VZV nặng ở trẻ suy giảm miễn dịch: 500 mg/m2, cách 8 giờ/lần (khoảng 20 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần).

Trẻ sơ sinh cho tới 3 tháng tuổi:

  • Nhiễm HSV: 10 mg/kg/lần cách 8 giờ/lần. Điều trị trong 7 - 10 ngày.
  • Nhiễm HSV lan tỏa: 20 mg/kg/lần,  cách  8  giờ/lần,  cho  trong 14 ngày. Nếu có tổn thương thần kinh, kéo dài tới 21 ngày.
  • Nhiễm VZV: 20 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần. Điều trị ít nhất 7 ngày.

Đối tượng khác

Người cao tuổi: Cần giảm liều ở bệnh nhân lão khoa có suy thận nhẹ.

Suy thận: Uống: Liều và số lần uống phải thay đổi tùy theo mức độ tổn thương thận.

 

Liều thông thường

Độ thanh thải creatinin (ml/phút)

 

Liều điều chỉnh

200 mg, cách nhau 4 giờ/lần,

5 lần/ngày

> 10

0 - 10

Không cần điều chỉnh

200 mg, cách nhau 12 giờ

400 mg, cách nhau 12 giờ/lần

> 10

Không cần điều chỉnh

 

0 - 10

200 mg, cách nhau 12 giờ

800 mg, cách nhau 4 giờ/lần,

5 lần/ngày

> 25

10 - 25

0 - 10

Không cần điều chỉnh liều

800 mg, cách nhau 8 giờ/lần

800 mg, cách nhau 12 giờ/lần

Thẩm phân máu: Bổ sung 1 liều ngay sau mỗi lần thẩm phân máu.

Liều uống với người bệnh suy thận kèm nhiễm HIV như sau:

Độ thanh thải creatinin (ml/phút)

Cách dùng

> 80

Không điều chỉnh liều

50 - 80

200 - 800 mg, cách nhau 6 - 8 giờ

25 - 50

200 - 800 mg, cách nhau 8 - 12 giờ

10 - 25

200 - 800 mg, cách nhau 12 - 24 giờ

< 10

200 - 400 mg, cách nhau 24 giờ

Liều tiêm truyền tĩnh mạch ở người suy thận như sau:

Độ thanh thải creatinin (ml/phút)

 

Cách dùng

25 - 50

5 - 10 mg/kg, cách nhau 12 giờ

10 - 25

5 - 10 mg/kg, cách nhau 24 giờ

< 10

2,5 - 5 mg/kg, cách nhau 24 giờ

Liều tiêm truyền tĩnh mạch ở người suy thận kèm nhiễm HIV như sau:

Độ thanh thải creatinin (ml/phút)

Cách dùng

> 50

Không điều chỉnh liều

10 - 50

5 mg/kg, cách nhau 12 - 24 giờ

< 10

2,5 mg/kg, cách nhau 24 giờ

 

 

 

 

 

 

Thẩm phân máu: Liều 2,5 - 5 mg/kg thể trọng, 24 giờ một lần, sau khi thẩm phân.

Siêu lọc máu động - tĩnh mạch hoặc tĩnh - tĩnh mạch liên tục:

  • Liều như đối với trường hợp độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút.
  • Thời gian tiêm truyền: Phải tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 1 giờ để tránh kết tủa Acyclovir trong thận.

Người béo phì: Liều tính theo cân nặng lý tưởng để tránh quá liều.

Ở phụ nữ mang thai nhiễm VZV: 15 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần.

Cách dùng

Điều trị bằng Acyclovir phải được bắt đầu càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Uống: Liều uống thay đổi tùy theo chỉ định.

Tiêm truyền tĩnh mạch: Dưới dạng muối natri trong 1 giờ.

Liều được tính theo dạng base. 1,1 g Acyclovir natri tương đương khoảng 1 g Acyclovir. Dung dịch để truyền thường được pha để có nồng độ khoảng 5 mg/ml (0,5%).

Tác dụng phụ

Thường gặp

Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, ban đỏ đa dạng, phát ban, nhạy cảm với ánh sáng.

Ít gặp

Thường do thuốc tiêm ra ngoài tĩnh mạch, gây viêm và hoại tử mô.

Hiếm gặp

Chán ăn, rối loạn tiêu hóa (khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch).

Thiếu máu, giảm bạch cầu, viêm hạch bạch huyết, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng tan huyết tăng urê máu, đôi khi dẫn đến tử vong đã từng xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch dùng liều cao Acyclovir, đau đầu, chóng mặt, hành vi kích động.

Ít gặp là các phản ứng thần kinh hoặc tâm thần (ngủ lịm, run, lẫn, ảo giác, cơn động kinh).

Phát ban, ngứa, mày đay, sốt, đau, test gan tăng, viêm gan, vàng da, đau cơ, phù mạch, rụng tóc. Thuốc có thể kết tủa ở ống thận khi tiêm tĩnh mạch, dẫn đến suy thận cấp.

Không các định tần suất

Bất thường về thị giác, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Lưu ý

Lưu ý chung

Thận trọng với người suy thận, liều dùng phải điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin.

Tiêm truyền tĩnh mạch chậm, với thời gian ít nhất 1 giờ để tránh kết tủa Acyclovir trong thận. Tránh tiêm nhanh hoặc tiêm với một lượng lớn. Cần cho đủ nước. Nguy cơ suy thận tăng lên, nếu dùng đồng thời với các thuốc độc với thận.

Điều trị tiêm truyền tĩnh mạch liều cao có thể gây tăng creatinin huyết thanh có hồi phục, đặc biệt với người bệnh mất nước, dễ làm tăng kết tủa Acyclovir trong ống thận.

Tiêm tĩnh mạch Acyclovir có thể gây các biểu hiện bệnh não. Phải thận trọng khi tiêm cho người có bệnh về hệ thần kinh, gan, thận, rối loạn điện giải, trạng thái thiếu oxygen.

Phải thận trọng khi dùng cho người đã có phản ứng thần kinh khi dùng các thuốc độc cho tế bào hoặc đã tiêm methotrexat vào ống tủy hoặc interferon.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chỉ nên dùng Acyclovir cho người mang thai khi lợi ích điều trị hơn hẳn rủi ro có thể xảy ra với bào thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Acyclovir được bài tiết qua sữa mẹ khi dùng đường uống, tuy nhiên chưa có ghi nhận về tác dụng có hại cho trẻ bú mẹ khi người mẹ đang dùng Acyclovir. Nên thận trọng khi dùng thuốc đối với người cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Chưa có nghiên cứu nào điều tra ảnh hưởng của acyclovir đến hiệu suất lái xe hoặc khả năng vận hành máy móc. Tuy nhiên, cần lưu tác dụng phụ gây chóng mặt, kích động.

Quá liều

Quá liều và xử trí

Quá liều và độc tính

Triệu chứng: Ở người suy thận khi dùng Acyclovir tiêm tĩnh mạch liều quá cao đã thấy ý thức thay đổi từ lú lẫn, ảo giác đến hôn mê. Tiến triển thường tốt sau khi ngừng thuốc và làm thẩm tách máu Tiêm tĩnh mạch liều duy nhất 80 mg/kg chưa gây ra triệu chứng quá liều.

Cách xử lý khi quá liều

Bệnh nhân cần thẩm phân máu cho đến khi chức năng thận phục hồi, ngừng thuốc, cho truyền nước và điện giải.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Nguồn tham khảo

Tên thuốc: Acyclovir (Aciclovir).

  1. Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015.
  2. EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/4334/smpc (viên nén)https://www.medicines.org.uk/emc/product/76/smpc (hỗn dịch uống)
  3. Drugs.com: https://www.drugs.com/pro/acyclovir-tablets.html

Ngày cập nhật: 19/7/2021