Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chỉ số Gamma GT là một loại chỉ số xét nghiệm men gan quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của con người thông qua thực hiện xét nghiệm chức năng gan. Ngoài ra, chỉ số Gamma GT trong máu còn góp phần vào việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến những rối loạn chức năng gan để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.
Xét nghiệm Gamma GT sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện cùng với một số xét nghiệm khác để đo men gan khi có nghi ngờ về tổn thương gan. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về xét nghiệm này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về Gamma GT.
Chỉ số Gamma GT là 1 trong 3 loại men gan quan trọng giúp gan hoạt động bình thường. GGT có ở các cơ quan như tuyến tụy, thận, ruột non, gan, lách,... GGT được gắn ở màng tế bào và tạo ra Isopeptide với amino acid tự do, giải phóng dipeptide cysteinyl - glycine. GGT có vai trò vận chuyển amino acid qua màng tế bào, vận chuyển nhanh ở cường độ cao ở thận hoặc 1 số cơ quan khác với các amino acid đặc biệt.
Theo y học, việc xác định trị chẩn chỉ số Gamma GT sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng ứ mật ở gan, chỉ số này sẽ phản ánh chính xác hơn so với chỉ số của các loại enzym khác vì tính nhạy cảm với sự biến đổi ứ mật ở gan. Ngoài ra, một số bệnh khác cũng làm chỉ số GGT thay đổi như bệnh viêm gan mãn tính, bệnh về tụy, nhồi máu cơ tim…
Chỉ số Gamma GT là 1 trong 3 loại men gan quan trọng
Khi chỉ số GGT cao hơn mức bình thường thì có thể đây là dấu hiệu của tình trạng thấm hút của màng tế bào ở gan bị rối loạn, tốc độ tổng hợp enzyme ở gan bị tăng lên. Một số nguyên nhân khiến chỉ số này tăng cao như:
Chỉ số Gamma GT ở trạng thái hoạt động bình thường là ở mức 60 UI/L, đây là ngưỡng an toàn cho cơ thể, cụ thể ở nam giới là 11-50UI/L và nữ giới là 7-32 UI/L. Khi gan bị tổn thương ở mức độ nhẹ thì chỉ số GGT này sẽ tăng gấp đôi so với giá trị bình thường. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, gan bị tổn thương nặng thì chỉ số GGT sẽ tăng từ 2-5 lần so với chỉ số an toàn, khi đó, bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm. Một bệnh lý khác như viêm gan cấp, ung thư gan thì chỉ số GGT này có thể tăng cao và đạt ngưỡng là 5000 UI/L đòi hỏi người bệnh phải làm thêm những xét nghiệm để tiến hành điều trị tổn thương ở gan.
Khi chỉ số ALP tăng cao sau khi xét nghiệm, bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm tiếp chỉ số Gamma GT để đánh giá được tình trạng của gan và tìm nguyên nhân tại sao chỉ số ALP tăng, nhất là đối với bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng. Nếu chỉ số này nằm trong giới hạn bình thường nhưng ALP lại tăng cao thì có khả năng người bệnh đang gặp các vấn đề về xương khớp. Có một số trường hợp, xét nghiệm chỉ số GGT được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác như ALT, AST để kiểm tra chức năng gan và phát hiện các bệnh lý về gan. Một số dấu hiệu về tổn thương gan mà người bệnh cần đến cơ sở y tế, bệnh viện để xét nghiệm GGT như mệt mỏi, chán ăn, cơ thể yếu ớt, bụng sưng đau, buồn nôn, vàng da, phân có màu nhạt, nổi mẩn ngứa khắp cơ thể,...
Khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số này tăng cao thì người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định tiếp theo của bác sĩ và có thể sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết tiếp theo như:
Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý và đều đặn
GGT khá nhạy cảm, nên khi xét nghiệm, nếu có dấu hiệu của việc sử dụng thuốc, rượu bia của người bệnh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm thêm một lần nữa để có kết quả chính xác hơn. Một số loại thuốc không kê đơn, barbiturates, phenobarbital làm tăng nồng độ GGT trong cơ thể. Hút thuốc lá cũng làm tăng nồng độ GGT. Ngoài ra nồng độ GGT cũng tăng theo tuổi tác ở phụ nữ. Đối với những người sử dụng rượu, bia quá nhiều và chỉ mới dừng trong thời gian ngắn thì nồng độ này phải mất hơn 1 tháng mới giảm về mức cân bằng.
Hút thuốc lá cũng làm tăng nồng độ GGT
Để bảo vệ sức khỏe thì việc thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe là cực kỳ quan trọng, trong đó có xét nghiệm chỉ số GGT. Việc xét nghiệm chỉ số GGT này sẽ giúp đánh giá tình trạng chức năng và hoạt động của gan, từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.