Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau mắt đỏ là một bệnh do virus gây ra và hiện trên thị trường chưa có thuốc đặc trị, vì thế câu hỏi đau mắt đỏ uống kháng sinh gì luôn được bệnh nhân quan tâm.
Hiện nay tình hình dịch đau mắt đỏ đã có dấu hiệu bùng phát. Tại một số bệnh viện ở các thành phố lớn, trung bình mỗi ngày có khoảng 15 - 20 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị. Theo thống kê Sở Y tế Hà Nội cho biết, mùa mưa là khoảng thời gian dịch bệnh đau mắt đỏ hoành hành nhiều nhất. Đây là một bệnh cấp tính, rất dễ lây lan nhưng thường lành tính và ít để lại những di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, học tập và lao động. Có không ít trường hợp bệnh kéo thời gian dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực sau này. Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp của câu hỏi dấu hiệu đau mắt đỏ và đau mắt đỏ uống kháng sinh gì.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh đau mắt đỏ thường thấy là mắt đỏ lên và có ghèn. Bệnh nhân thường đỏ một mắt trước, sau đó mới lan sang mắt thứ hai kèm theo các cảm giác khó chịu, nóng rát ở mắt, cộm mắt, nhìn mờ, chảy nhiều nước mắt. Một số trường hợp đau mắt đỏ có giả mạc (giả mạc là lớp màng trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi bệnh hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng khác như sốt kèm đau mắt đỏ, mệt mỏi, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Đau mắt đỏ có thể dễ dàng lây lan bằng đường hô hấp, tiếp xúc, cụ thể như:
Đau mắt đỏ là một bệnh do virus gây ra và hiện trên thị trường chưa có thuốc đặc trị virus gây đau mắt đỏ. Các thuốc đang có hiện nay như zovirax, acyclovir... chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virus.
Đối với kháng sinh chỉ nên dùng loại kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân đau mắt đỏ. Nên dùng các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (toeycine, tobrex 0.3), neomycine kết hợp polymycine B (cebemycine), quinolone (okacin,oflovid, vigamox) nếu như có sự chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nước muối sinh lý 0,9% cũng có tác dụng vệ sinh và rửa trôi mầm bệnh, chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đau mắt đỏ bị cộm rát khó chịu. Lưu ý, các loại thuốc dùng để bôi trơn mắt có độ nhớt cao như celluvisc hoặc liposic không khuyến khích dùng trong giai đoạn đầu của đau mắt đỏ.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.