Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo? Chăm sóc sau tẩy nốt ruồi

Ngày 03/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo? Sử dụng như thế nào giúp loại bỏ sẹo hoàn toàn, hiệu quả? Cùng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Sẹo là vấn đề phát sinh sau khi tẩy nốt ruồi mà bất cứ ai trong chúng ta cũng khó có thể tránh khỏi. Sẹo ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt, khiến làn da trở nên kém sắc. Quá trình loại bỏ sẹo cũng tương đối khó khăn và mất nhiều thời gian. Vậy tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo?

Nguy cơ để lại sẹo sau khi tẩy nốt ruồi

Nguy cơ để lại sẹo cũng tăng hoặc giảm dần tùy thuộc vào kích thước và độ sâu của nốt ruồi. Đây là cơ chế hết sức bình thường của cơ thể nhằm làm lành vết thương trên da do quá trình tẩy nốt ruồi gây ra.

Cụ thể, trong quá trình làm lành các vết thương, sẹo do tẩy nốt ruồi collagen được sản sinh để hình thành mô liên kết, kết nối các vùng da lại với nhau. Ở những vùng có sẹo và vết thương, collagen thường có mật độ dày hơn so với vùng da bình thường. Theo thời gian, các vết sẹo phát triển thô ráp, đỏ và cứng.

Giải đáp: Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo? 1
Nguy cơ để lại sẹo sau khi tẩy nốt ruồi phụ thuộc vào độ sâu của nốt ruồi

Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo?

Việc tẩy nốt ruồi để cải thiện ngoại hình là điều cần thiết để mọi người trở nên xinh đẹp và tự tin hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn sử dụng những phương pháp điều trị hiện đại nhất và các nốt ruồi có kích thước nhỏ nhưng nếu bạn không chăm sóc da đúng cách thì đôi khi chúng vẫn có thể để lại sẹo.

Vì vậy, để làn da sớm hồi phục và hạn chế hình thành sẹo, tốt nhất mọi người nên chú ý chăm sóc da cẩn thận sau khi tẩy nốt ruồi. Thông thường nốt ruồi sẽ bắt đầu đóng vảy sau 7 - 10 ngày sau khi tẩy. Đây là thời điểm hoàn hảo để bôi kem trị sẹo đạt hiệu quả tốt nhất.

Thoa kem đều đặn 2 - 3 lần/ngày để kích thích tạo tế bào mới và tái tạo mô da làm đầy sẹo. Sau đó cố gắng duy trì đều đặn từ 5 đến 7 ngày, điều này sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn và ngăn ngừa được sẹo xấu hình thành.

Giải đáp: Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo? 2
"Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi được kem trị sẹo?" là thắc mắc của nhiều người

Tẩy nốt ruồi bao lâu thì lành sẹo?

Sẹo do tẩy nốt ruồi thường mất trung bình khoảng 4 tuần để lên da non, liền sẹo và không còn sưng đau. Nhưng phải 8 tháng đến 1 năm mới hết hẳn. Thời gian tiến triển của vết sẹo trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn sưng viêm: Xuất hiện ngay sau khi tẩy nốt ruồi và kéo dài trong 5 ngày đầu.
  • Giai đoạn tăng sinh: Từ ngày thứ 7 của chu kỳ phẫu thuật, vết thương không còn đau rát khó chịu, trên vết thương sẽ xuất hiện lớp da non sáng màu. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để biết tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và kích thước vết thương. Một số người mất 6 tháng để biến mất hoàn toàn, trong khi những người khác mất từ ​​8 tháng đến hơn 1 năm.

Ngoài ra, phương pháp tẩy nốt ruồi cũng ảnh hưởng tới thời gian lành sẹo. Trong số này, các phương pháp điều trị bằng cạo, laser hoặc ratio sẽ nhanh lành sẹo hơn so với phẫu thuật loại bỏ nốt ruồi.

Giải đáp: Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo? 3
Cần mất ít nhất 8 tháng tới 1 năm để lành sẹo sau khi tẩy nốt ruồi

Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

Chăm sóc da là bước quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả thẩm mỹ sau khi tẩy nốt ruồi. Nhiều người cho rằng giai đoạn này không quan trọng và không cần quan tâm đến điều đó. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ các bước vệ sinh đúng cách, chế độ sinh hoạt hàng ngày lâu dần có thể dẫn đến hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm.

Dưới đây là một số cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi để nhanh phục hồi và hạn chế để lại sẹo, cụ thể:

Rửa vết thương bằng nước muối

Trong 5 ngày đầu sau khi tẩy nốt ruồi, mọi người cần vệ sinh thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Nhúng bông tẩy trang vào nước muối và lau nhẹ vùng da cần rửa. Trong thời gian này, tránh dùng sữa rửa mặt hoặc sữa tắm vì điều này có thể làm chậm quá trình lành vết thương.

Sử dụng kem chống nắng

Một trong những điều quan trọng mọi người cần nhớ đó là sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài và hạn chế ra nắng nhiều nhất có thể, đặc biệt là vào giữa trưa và đầu giờ chiều. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng thâm, đen sạm cho da.

Kiêng một số thực phẩm

Sau khi tẩy nốt ruồi kiêng ăn một số thực phẩm khiến vết thương lâu lành, dễ sưng tấy, sinh mủ như: Thịt gà, thịt bò, rau muống, nếp, trứng, rượu bia…

Uống nhiều nước

Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp da không bị khô ráp, thiếu sức sống, thay vào đó là luôn căng mọng và giảm thiểu các vết sẹo, tổn thương. Ngoài ra, mọi người cũng có thể uống thêm các loại nước ép trái cây, rau củ để tăng cường vitamin.

Không được tự ý gãi, bóc vảy

Bên cạnh thắc mắc tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo, mọi người cũng nên lưu ý không được sờ, gãi hay bóc vảy, bởi điều này có thể khiến vết thương nặng hơn và dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra sẹo.

Ăn nhiều rau, củ, quả chứa vitamin A, B, E, C

Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ rất phù hợp để giúp da phục hồi nhanh chóng sau khi tẩy nốt ruồi mà không để lại sẹo. Vì vậy, mọi người nên ưu tiên ăn nhiều rau và trái cây giàu dinh dưỡng.

Giải đáp: Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo? 4
Bổ sung nhiều rau củ để vết thương sau khi tẩy nốt ruồi nhanh lành

Trên đây là những giải đáp về tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo. Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn đã biết cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi để hạn chế để lại sẹo. Chúc bạn nhanh chóng lấy lại được làn da mịn màng.

Xem thêm: Đốt nốt ruồi có an toàn không?

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin