Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gần như mọi người đều có nốt ruồi, số lượng có thể khác nhau từ ít đến nhiều. Thường thì không có vấn đề gì đáng lo ngại nếu không có sự thay đổi bất thường trong nốt ruồi. Bài viết này sẽ cũng cấp những thông tin chi tiết về nốt ruồi hình thành thế nào cũng như nguyên nhân và cách xử lý nốt ruồi.
Nốt ruồi là gì? Nốt ruồi còn gọi là mụn ruồi, là một hiện tượng phổ biến trên da mà hầu như ai cũng từng gặp. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và có nhiều kích thước, màu sắc và hình dạng khác nhau. Vậy nốt ruồi hình thành thế nào?
Cấu trúc của da bao gồm ba lớp chính: Lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Vậy nốt ruồi hình thành thế nào? Nốt ruồi hình thành dưới lớp biểu bì khi các sắc tố da tập trung thành một cụm thay vì phân bố đều, tạo ra những nốt có màu đậm hơn da bình thường như nâu, đen, hoặc xanh.
Các chuyên gia da liễu giải thích rằng màu sắc khác nhau của nốt ruồi là do sự có mặt của các hoạt chất bên trong tế bào sắc tố. Vị trí, mức độ tăng sắc tố và độ nông sâu của nốt ruồi đều ảnh hưởng đến màu sắc, với đa số nốt ruồi thường có màu đen.
Phần lớn nốt ruồi có hình tròn, nhưng một số nốt ruồi có hình bầu dục. Chúng thường xuất hiện đơn lẻ và có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên da. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng có thể xuất hiện dưới dạng các cụm nốt ruồi sát nhau.
Nốt ruồi có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm lòng bàn tay, lòng bàn chân, da đầu, móng tay, mắt và cả bộ phận sinh dục. Chúng có thể tồn tại trên da trong khoảng thời gian lên đến 50 năm. Nốt ruồi thường xuất hiện nhiều nhất ở tuổi thanh thiếu niên. Theo nghiên cứu, một người trưởng thành có thể có đến 40 nốt ruồi trên cơ thể.
Thông thường, những nốt ruồi này không thay đổi nhiều về màu sắc hay kích thước.
Các nốt ruồi hình thành do tế bào melanocytes tập trung lại thành cụm, thay vì phải phân bố đều trên da. Chúng có thể sẽ sậm màu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trong tuổi dậy thì, hoặc khi phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, thiếu bảo vệ da khỏi tác động của tia UV có thể dẫn đến xuất hiện thêm nốt ruồi mới.
Bên cạnh tìm hiểu nốt ruồi hình thành thế nào, việc xác định chính xác loại nốt rồi cũng quan trọng không kém. Nốt ruồi thường được phân loại thành ba loại chính:
Hầu hết các nốt ruồi không cần điều trị, nhưng nếu bạn cảm thấy tự ti, có thể sử dụng kem che khuyết điểm để tạm thời che đi. Nếu bạn thấy nốt ruồi có dấu hiệu bất thường hoặc muốn loại bỏ chúng hoàn toàn, việc tẩy nốt ruồi có thể là một phương án.
Quá trình tẩy nốt ruồi thường ngắn và có thể thực hiện ngoại trú. Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ khu vực xung quanh nốt ruồi, sau đó sử dụng dụng cụ y khoa chuyên nghiệp để loại bỏ nốt ruồi. Quá trình này có thể để lại một vết sẹo nhỏ, và đối với những người có da nhạy cảm, có thể xuất hiện sẹo lồi hoặc thay đổi sắc tố da tại vết cắt.
Phương pháp cắt bỏ nốt ruồi phụ thuộc vào kích thước, mức độ phát triển dưới bề mặt da, và liệu nó có lan sang các bộ phận khác của cơ thể hay không. Sau khi tẩy nốt ruồi, bạn cần giữ vệ sinh vết thương, sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định và tái khám nếu vết thương sưng đỏ, đau, tiết dịch hoặc có mùi hôi.
Nếu nốt ruồi tái xuất hiện sau khi tẩy, cần thăm khám chuyên khoa sớm vì đó có thể là dấu hiệu của u ác tính.
Một điều đặc biệt lưu ý là không bao giờ tự tẩy nốt ruồi tại nhà. Việc tự cạo hoặc cắt bỏ nốt ruồi có nguy cơ gây hại cao, không chỉ tăng khả năng bị sẹo mà còn dễ khiến da nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn, nếu nốt ruồi ác tính, việc tự ý can thiệp có thể khiến ung thư lan sang vùng da xung quanh.
Nốt ruồi là hiện tượng phổ biến và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về nguyên nhân, nốt ruồi hình thành thế nào và cách xử lý nốt ruồi giúp bạn chủ động trong việc chăm sóc da và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan. Bên cạnh đó, hãy bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo nốt ruồi không biến đổi thành u ác tính. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.