Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có lẽ hầu hết mọi người đều có trên mình ít nhất một nốt ruồi. Tình trạng này có thể là lành tính hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy nốt ruồi là gì? Thế nào là nốt ruồi ác tính? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Nốt ruồi ác tính ra sao và khi nào cần thăm khám bác sĩ?”, hãy cùng tìm hiểu sơ qua về nốt ruồi là gì nhé!
Nốt ruồi là những đốm nhỏ tăng sắc tố ở da, thường là hình tròn hoặc hình bầu dục. Nốt ruồi có thể xuất hiện thành từng cụm hoặc đơn lẻ tại bất cứ đâu trên cơ thể. Theo các chuyên gia, thông thường nốt ruồi sẽ có thời gian tồn tại kéo dài tới 50 năm và phần lớn các nốt ruồi sẽ hình thành từ 25 - 30 năm đầu đời. Mỗi người trưởng thành, trung bình, sẽ có từ 10 - 40 nốt ruồi tại các vị trí khác nhau của cơ thể.
Nguyên nhân gây ra nốt ruồi là từ các tế bào hắc tố tập trung thành 1 cụm trên da. Ngoài ra, tiếp xúc nhiều với ảnh mặt trời hoặc thay đổi nội tiết tố của cơ thể cũng là các nguyên nhân gia tăng số lượng nốt ruồi mới, tăng độ sậm màu của nốt ruồi.
Thông thường, nốt ruồi sẽ được chia thành 3 loại gồm: Nốt ruồi bẩm sinh, nốt ruồi thông thường và nốt ruồi loạn sản:
Nốt ruồi lành tính và nốt ruồi ác tính sở hữu nhiều đặc điểm khác nhau và có những đặc điểm hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường. Dưới đây là các phân biệt 2 loại nốt ruồi này:
Để biết được nốt ruồi trên cơ thể mình là lành tính hay ác tính, bạn có thể đến các cơ sở y tế về da liễu để được kiểm tra. Các bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp hoặc sử dụng phương pháp soi da. Trong trường hợp nốt ruồi có những biến đổi nhẹ, bạn sẽ được chỉ định chụp ảnh lâm sàng, đo kích thước nốt ruồi và theo dõi tình trạng nốt ruồi trong vài tuần.
Nếu nốt ruồi bị nghi ngờ nguy cơ cao là u ung thư ác tính, bác sĩ sẽ ngay lập tức tiến hành sinh thiết. Trường hợp nghi ngờ u hắc tố, bạn sẽ được chỉ định thực hiện thêm một vài các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng khối u đã di căn hay chưa.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần tự kiểm tra da toàn thân tối thiểu 3 - 4 tháng một lần để có thể phát hiện sớm những biến đổi bất thường của nốt ruồi trên cơ thể.
Nếu số lượng nốt ruồi trên cơ thể phát triển theo gen di truyền sẽ không có cách nào ngăn ngừa được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế một phần nào đó sự tăng đậm về màu sắc cũng như số lượng nốt ruồi mới xuất hiện qua các phương pháp ngăn ngừa da tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời.
Theo đó, bạn nên hạn chế ra khỏi nhà vào thời điểm từ 10 - 14 giờ. Đây là mặt trời hoạt động gay gắt nhất, nhiều tia cực tím nhất. Hơn nữa, trước khi đi ra ngoài khoảng 30 phút, bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 và thoa lại kem sau mỗi 2 tiếng. Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng thêm các vật dụng như mũ rộng vàng, kính râm, quần áo chống nắng để phòng tránh những tác hại của tia UV.
Tẩy nốt ruồi là phương pháp được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt ruồi “kém duyên”, gây ảnh hưởng tới ngoại hình hoặc sức khoẻ. Trong trường hợp nốt ruồi ác tính, tuỳ thuộc vào kích thước, mức độ phát triển cũng như tình trạng di căn của khối u mà bạn sẽ cần kết hợp điều trị chuyên sâu. Sau khi hoàn tất quá trình loại bỏ nốt ruồi, bạn cần giữ sạch sẽ khu vực tẩy, sử dụng thuốc giảm đau và sớm tái khám nếu xuất hiện hiện tượng sưng đỏ, tiết dịch, vùng tẩy có mùi hôi.
Đặc biệt, nên lưu ý không tự ý cạo hoặc cắt bỏ nốt ruồi tại nhà. Bởi có thể làm tăng khả năng xuất hiện sẹo trên da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nguy hiểm hơn nữa tăng tốc độ lây lan sang vùng da khác của nốt ruồi ác tính.
Trên đây Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ các thông tin về nốt ruồi là gì, cũng như cách phân biệt nốt ruồi lành tính và ác tính. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết để tránh nhầm lẫn không đáng có.
Xem thêm:
Tú Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.