Long Châu

Sẹo lồi là gì? Làm thế nào để điều trị sẹo lồi hiệu quả?

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sẹo lồi là một vết sẹo lớn và nhô cao, có nhiều màu như có thể màu hồng, đỏ, màu da hoặc sẫm hơn so với các vùng da xung quanh. Việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương đã xuất hiện sẹo lồi. Khi cơ thể bị tổn thương mô hay có vết thương, sẽ đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Sẹo lồi là gì? 

Sẹo lồi là một vết sẹo lớn và nhô cao, có thể có màu hồng, đỏ, màu da hoặc sẫm hơn vùng da xung quanh. Sẹo lồi có thể phát triển từ những tổn thương  da rất nhỏ, chẳng hạn như nốt mụn hoặc vết đâm, vết cắt và lan rộng ra ngoài vùng da bị tổn thương ban đầu.

Sẹo lồi hình thành bởi việc tăng sinh collagen quá mắc trong quá trình liền sẹo nên sẹo lồi không thể tự nhỏ đi theo thời gian.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của sẹo lồi

Những hình thái và đặc điểm của sẹo lồi:

  • Sáng bóng, không có lông.

  • Nhô lên trên da xung quanh.

  • Cứng và đàn hồi.

  • Lúc đầu có màu đỏ hoặc tím, trước khi chuyển sang màu nâu hoặc nhạt.

  • Chúng có thể tồn tại trong nhiều năm, đôi khi không hình thành cho đến vài tháng hoặc nhiều năm sau chấn thương ban đầu.

  • Sẹo lồi bóng, cứng, mịn, thường hình trứng nhưng đôi khi bị co lại hoặc có gân, hơi hồng hoặc tăng sắc tố.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi

Có nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành sẹo lồi:

  • Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật ở vết thương như lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn... Nên sẽ hình thành các vết sẹo.

  • Cơ địa dễ hình thành sẹo lồi.

  • Khi bị chấn thương, vết thương chưa được chữa trị đúng cách.

  • Khi có mụn, nặn mụn không đúng cách.

  • Khi có vết thương, ăn uống những thực phẩm dễ để lại hoặc phát triển sẹo.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) sẹo lồi?

  • Người có da sẫm màu.
  • Người trẻ tuổi (từ 10-30 tuổi), dễ hình thành sẹo lồi hơn người lớn tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) sẹo lồi

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sẹo lồi, bao gồm:

  • Sẹo lồi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng chúng phổ biến hơn ở những người có làn da sẫm màu và người ta cho rằng chúng có thể di truyền trong gia đình.
  • Những người trẻ hơn trong độ tuổi từ 10 đến 30 có nhiều khả năng phát triển sẹo lồi hơn.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sẹo lồi

Chẩn đoán sẹo lồi dựa trên lâm sàng qua đặc điểm về hình thái và màu sắc của sẹo.

Phương pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Điều trị sẹo lồi như sau: Có thể tiêm corticosteroid, cắt bỏ, tấm gel, và/hoặc các thuốc điều hòa miễn dịch.

Điều trị sẹo lồi thường không hiệu quả.

Dùng thuốc 

Tiêm corticosteroid hàng tháng (ví dụ, triamcinolone acetonide 5 đến 40 mg/mL) vào vết thương vùng có sẹo lồi.

Hiện nay, một số thuốc điều hòa miễn dịch (imiquimod) đã được sử dụng để ngăn ngừa phát triển hoặc tái phát sẹo lồi.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ bằng laser hoặc phẫu thuật có thể làm giải phóng thương tổn, nhưng chúng thường tái phát lớn hơn trước. Cắt bỏ sẽ thành công hơn nếu trước và sau được tiến hành các đợt tiêm corticosteroid.

Tấm gel (dùng một lớp mềm, tấm bán băng bịt làm từ polymethylsiloxan polymer liên kết chéo hoặc silicon) hoặc gạc chịu áp lực là những chất hỗ trợ khác để ngăn ngừa sự tái phát.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sẹo lồi

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Phương pháp phòng ngừa sẹo lồi hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Xử lý vết thương đúng cách.

  • Chế độ ăn phù hợp khi có vết thương để không gây sẹo lồi.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.msdmanuals.com/
  2. https://www.nhs.uk/conditions/keloid-scars/

Các bệnh liên quan

  1. Tiểu đường tuýp 2

  2. U sao bào

  3. Nhiễm trùng nấm Aspergillus

  4. Ung thư vòm mũi

  5. Động kinh cục bộ

  6. Bệnh thoái hóa tinh bột

  7. Liệt dây thần kinh số 7

  8. Giun đầu gai

  9. Ung thư nội mạc tử cung

  10. Ung thư tủy