Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Dùng phấn rôm cho tóc có tốt không?

Ngày 20/07/2022
Kích thước chữ

Dùng phấn rôm cho tóc có tốt không hiện đang là băn khoăn của nhiều chị em có ý định dùng phấn rôm để giải quyết tình trạng tóc dầu. Cùng tìm hiểu nhé!

Phấn rôm chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, sản phẩm này còn có nhiều công dụng khác ngoài việc sử dụng cho em bé như thể loại bỏ nhanh chóng mái tóc bết dầu. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm hiểu xem dùng phấn rôm cho tóc có tốt không nhé!

Những công dụng của phấn rôm

Phấn rôm là loại mỹ phẩm được làm từ một loại khoáng chất rất mềm gọi là talc. Phấn rôm có nhiều loại công thức hóa học do xuất xứ khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tác dụng của bột talc có rất nhiều nhưng có thể tóm lại trong những công dụng dưới đây:

Đối với trẻ sơ sinh

Phấn rôm rất an toàn và lành tính, vì vậy nó thường được sử dụng trên da em bé để giúp giữ khô, chống viêm và chống vi khuẩn, nhờ vào thành phần bột talc.

Phấn rôm em có chứa muối canxi và kẽm, có công dụng phòng và trị rôm sảy, chữa lành vết thương do côn trùng đốt. Thành phần này cũng có thể giúp da bé trở nên mềm mại và bớt mẩn đỏ hơn.

Để chống rôm sảy, các mẹ phải biết các mẹ thường dùng phấn rôm bôi vào cổ, nách, bẹn, khuỷu tay và các bộ phận khác của bé để bé không bị hăm.

Đối với làm đẹp

Trị mụn: Ít ai biết rằng phấn rôm có giá cả phải chăng lại có khả năng trị mụn vô cùng tốt. Không chỉ kiểm soát dầu, bã nhờn mà phấn rôm còn giúp làm dịu mụn, giảm sưng tấy, mịn màng. Chỉ cần trộn một ít nước với bột tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên nốt mụn, sau 3 - 4 lần đắp mụn sẽ biến mất và làn da sáng mịn, mềm mại hơn.

Chữa cháy khi tóc bết: Nhờ khả năng hút ẩm cực kì tốt, bạn có thể rắc một chút phấn rôm lên tóc nếu như tóc quá bết.

Do công dụng hút ẩm của phấn rôm cực tốt nên nếu tóc quá bết, bạn có thể rắc một chút phấn rôm lên tóc, khi bạn không có thời gian gội đầu mà ra ngoài có việc gấp. Phấn rôm sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này rất nhanh chóng.

Phấn rôm chữa cháy khi bết tóc

Phấn rôm có công dụng tuyệt vời cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Dùng phấn rôm cho tóc có tốt không?

Mặc dù sử dụng phấn rôm rất tiện lợi và giúp tóc vào nếp nhanh chóng, nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Đây có thể xem là cách khắc phục tạm thời cho mái tóc bóng nhờn khi bạn không có thời gian gội đầu hoặc đi ra ngoài.

Theo các bác sĩ da liễu và các chuyên gia về tóc, phấn rôm được coi là một trong những giải pháp “cấp tốc” cho da đầu nhờn. Lý do là sản phẩm có khả năng hút dầu thừa trên thân tóc và vùng da đầu.

Vì vậy, phấn rôm có thể làm giảm cảm giác nhờn của tóc. Do đó, bột talc đặc biệt hữu ích trong trường hợp tóc dầu, giúp tóc ít bết dính và vào nếp hơn.

Dùng phấn rôm cho tóc có tốt không

Dùng phấn rôm cho tóc có tốt không là thắc mắc của nhiều người

Phương pháp cải thiện tóc bết bằng phấn rôm

Tất cả những gì bạn cần là một lọ phấn rôm. Nó không chỉ giúp bạn giải quyết tình trạng tóc bết dầu mà còn giúp ích cho bạn trong những ngày bận rộn không gội đầu khiến mái tóc bết và bóng nhờn. Một số mẹo bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Sử dụng trực tiếp bằng tay

Bạn có thể tham khảo cách làm rất đơn giản sau:

Đầu tiên, cho phấn rôm trẻ em vào lòng bàn tay. Sau đó chia tóc thành nhiều phần nhỏ và thoa phấn rôm em bé lên chân tóc từng phần một. Bạn nên bắt đầu từ đỉnh đầu rồi đến sau gáy.

Sau khi phủ phấn lên toàn bộ phần chân tóc, bạn cúi xuống và đẩy tóc về phía trước, sau đó dùng tay cào nhẹ tóc hoặc chải phần bột thừa bằng lược răng thưa.

Cuối cùng, bạn sẽ có một mái tóc sạch và bồng bềnh ngay lập tức. Dùng tay thoa trực tiếp phấn rôm lên tóc rất đơn giản và tiện lợi nhưng cũng có những nhược điểm sau:

  • Lượng phấn rôm bạn thoa lên chân tóc sẽ không đồng đều, có những phần tóc không hút dầu và vẫn bết dính.
  • Có thể bạn đang sử dụng quá nhiều phấn rôm và nó sẽ khiến tóc bạn bạc trắng.   

Cách 2: Thoa phấn rôm lên chân tóc bằng mút trang điểm

Thoa phấn rôm bằng mút trang điểm là biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế khi thoa trực tiếp bằng tay. Cách làm cũng rất đơn giản như sau:

  • Chia tóc thành nhiều phần nhỏ cách nhau khoảng 5cm.
  • Sau đó lấy một ít phấn rôm ra miếng mút, thoa lên chân tóc giống như cách trang điểm mặt.
  • Các bước sau giống như cách 1. Điều này cho phép bột phủ đều và đủ lượng ở chân tóc. Khả năng hút dầu cũng tốt hơn.

Thoa phấn rôm trực tiếp lên tóc giúp cải thiện tóc bết

Sử dụng tay thoa phấn rôm trực tiếp lên tóc là một trong những phương pháp cải thiện tóc bết hiệu quả

Những lưu ý khi sử dụng phấn rôm trị tóc bết

Phấn rôm thực sự hữu ích nếu bạn có da đầu nhờn và tóc bết. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cần hết sức lưu ý những điểm sau:

  • Đối với những bạn có mái tóc đen và không muốn có màu trắng của phấn rôm dính vào tóc, hãy trộn phấn rôm với bột ca cao và sử dụng.
  • Bạn chỉ nên sử dụng cách bôi phấn rôm này trong trường hợp rất khẩn cấp và không thể gội đầu ngay. Bạn không thể thay thế dầu gội thông thường bằng phấn rôm.

Ngoài ra, lạm dụng phấn rôm có thể gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe của bạn. 

  • Các vấn đề về hô hấp: Hít phải một lượng lớn bột talc có thể gây ra các bất thường về hô hấp như thở khò khè, ho, hen suyễn hoặc viêm phổi.
  • Ung thư: Nếu sử dụng quá nhiều phấn rôm, người dùng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư như phổi, nội mạc tử cung, buồng trứng,…

Ngoài cách trị tóc bết bằng phấn rôm, nên kết hợp với nhiều cách trị tóc bết khác để tóc giảm nhờn hiệu quả và an toàn. Ví dụ: sử dụng các nguyên liệu tự nhiên (muối, trà xanh, giấm táo…) hoặc sử dụng dầu gội kiểm soát dầu.

Đó là những gì Nhà Thuốc Long Châu chia sẻ về dùng phấn rôm cho tóc có tốt không. Hi vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về mẹo nhỏ này. Nếu bạn thấy đây là mẹo hay, đừng ngần ngại chia sẻ nó với bạn bè của bạn!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin