Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Niềng răng là một phương pháp nhằm khắc phục tình trạng răng bị hô, móm, răng mọc thưa… Muốn có được kết quả như ý muốn thì việc chăm sóc răng sau khi niềng là điều rất quan trọng. Vậy sau khi niềng răng nên làm gì?
Sau khi niềng răng, nếu bạn không biết cách chăm sóc răng miệng thì sẽ rất dễ mắc phải các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, các bệnh về nướu. Để được giải đáp thắc mắc “Sau khi niềng răng nên làm gì?”, bạn hãy theo dõi nội dung ở bài viết sau.
Đối với những người đang thực hiện việc niềng răng, việc thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của các bác sĩ là một yêu cầu bắt buộc. Ở những lần thăm khám này, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại phần lực kéo của mắc cài, theo dõi được quá trình di chuyển ở răng và có thể phát hiện ra các vấn đề bất thường ở răng miệng.
Việc quan tâm đến phương pháp chăm sóc răng niềng là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, để tránh các bệnh lý về răng miệng sau khi niềng răng, bạn nên thực hiện các yêu cầu sau:
Bạn nên chọn cho mình loại bàn chải lông mềm và kích thước phù hợp với miệng. Đầu bàn chải phải có độ thuôn nhất định để có thể len vào sâu bên trong. Đối với kem đánh răng, bạn nên lựa chọn loại kem ít gây ra tình trạng ê buốt răng và có độ mài mòn không cao. Tốt nhất là bạn nên chọn những kem đánh răng có chứa thành phần flouride bởi loại kem này có khả năng bảo vệ răng rất tốt.
Vào mỗi lần vệ sinh răng, bạn nên chải răng cho thật kỹ. Mỗi ngày, bạn nên chải răng từ 2 đến 3 lần sau những bữa ăn chính và cần phải chải thêm cả mắc cài. Bạn nên chải theo nguyên tắc đó là chải dọc hoặc xoay tròn trên toàn bộ các bề mặt răng, bao gồm mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai.
Riêng đối với phần mắc cài, bạn nên chải cả phần thấp, phần trên cao và phần bên trên để có thể lấy sạch thức ăn bị tồn đọng và đừng quên việc làm sạch lưỡi bằng bàn chải. Trên thực tế, có đến khoảng 70 % vi khuẩn tập trung tại lưỡi. Chính vì vậy, việc chải lưỡi nắm giữ vai trò rất quan trọng bởi sẽ đem lại cho bạn hơi thở thơm tho.
Những loại bàn chải thông thường sẽ không thể làm sạch hết thức ăn và mảng bám tại vùng kẽ răng. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng bàn chải kẽ. Khi đánh răng, bạn hãy thực hiện động tác đưa lên và đưa xuống. Đồng thời, bạn hãy cọ vào mặt bên của mắc cài. Đối với phần kẽ răng mà bàn chải không thể chải tới được, bạn có thể dùng một đoạn chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Dùng nước súc miệng là một bước rất quan trọng trong quá trình chăm sóc sau khi niềng răng. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên dùng những loại thuốc súc miệng có chứa Flour để làm giảm tình trạng ê buốt răng cũng như giúp răng trở nên khỏe mạnh và cứng chắc hơn.
Sau khi chải răng, bạn có thể thực hiện việc súc miệng ngay. Theo đó, bạn có thể dùng trực tiếp nước súc miệng hoặc pha loãng ra đều được.
Chế độ ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả niềng răng. Do đó, bạn nên xây dựng thực đơn ăn uống mỗi ngày bằng việc tăng cường và hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm nhất định.
Một tuần sau khi niềng răng và từ 2 đến 3 ngày sau những lần mà bác sĩ kiểm tra, siết răng, răng sẽ phải chịu tác động lực mạnh nên sẽ có cảm giác bị căng tức. Do đó, sau niềng răng, bạn nên ăn những loại thức ăn lỏng, mềm, đủ dinh dưỡng và ít mảnh vụn. Bạn có thể lựa chọn những món ăn và thực phẩm sau:
Bạn nên thực hiện việc ăn uống theo tiêu chí là nhai chậm, ăn chậm, vệ sinh răng miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Việc duy trì chế độ ăn tốt sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế được những bệnh lý về tiêu hóa.
Để tránh ảnh hưởng đến kết quả của việc niềng răng, bạn không nên ăn những thực phẩm và đồ ăn như dưới đây:
Như vậy, thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp vấn đề "Sau khi niềng răng nên làm gì?". Bạn hãy tuân thủ theo quy tắc này để sở hữu được hàm răng đều và đẹp nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.